Để không bị móc túi khi đi chợ điện tử

Thứ năm, 25/12/2014 00:22
(ThanhtraVietnam) - Kể từ sau khi hết thời kỳ hồng hoang, con người dần đi vào sự tiến bộ của xã hội có tổ chức, thì việc bán, mua sản phẩm làm ra, hay chim trời, cá nước bắt được,… cũng gắn liền với sự phát triển của lao động sản xuất và đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống của con người.
<p>Từ chỗ đổi trao lẫn nhau, đã tiến tới bán, mua các sản vật đó, rồi hình thành nên các chợ, từ chợ truyền thống, tiến tới chỗ vừa có chợ vừa có phố phường, các cửa hiệu và gần đây là các siêu thị, những trung tâm thương mại lớn. Những tưởng đâu rằng việc bán, mua hàng hoá, gọi một cách chung chung, vui vui là đi chợ như thế đã phong phú đa dạng và tiện lợi nhất. Nào ngờ khoa học phát triển, công nghệ thông tin ra đời và nhanh chóng vươn cao đã đem lại lợi ích nhiều mặt cho con người trong đó có việc mua, bán hàng hoá trên mạng điện tử, làm thành cái thứ chợ vừa hiện đại, vừa tiện ích, dễ bán dễ mua, đỡ tốn phí thời gian công sức. Dĩ nhiên vẫn còn nhiều người rảnh thời gian, hay quen sự thích thú cũ, đi chợ truyền thống hoặc mua bán trong siêu thị. Việc đi chợ hiện nay, do thế, diễn ra trong cả ba thứ chợ càng phong phú, tiện ích thêm việc bán, mua. Trong sự thích đi chợ truyền thống và mua bán trực tiếp mắt nhìn, tay chọn trong các siêu thị, với nhiều người còn vì sự ngỡ ngàng chưa quen thao tác trên máy tính, hay nhiều ngại ngần lo lắng bị nhầm lẫn, lừa đảo khi mua bán theo thương mại điện tử (TMĐT). Như đã từng xảy ra không ít trường hợp bị lừa, một số loại hình kinh doanh, kiểu bán hàng đa cấp đã bị một nhóm gian thương lợi dụng TMĐT để lừa đảo người tiêu dùng.&nbsp;<div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/huyentt/2014_12/thuongmaidientu.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Ảnh minh họa</div></p><div>Càng kém an toàn việc mua bán khi, cùng với TMĐT phổ biến, chủ yếu là các doanh nghiệp giới thiệu và bán hàng, người tiêu dùng kích chuột để chọn, mua, thì chợ điện tử gần đây lại có sự kinh doanh và quảng cáo qua mạng xã hội, mà tham gia vừa có các doanh nghiệp kinh doanh thường xuyên, vừa có một số các cá nhân sử dụng internet. Theo khảo sát của cơ quan quản lý TMĐT, 73% người sử dụng internet tại Việt Nam có truy cập vào các diễn đàn mạng xã hội, &nbsp;61% số người mua hàng trực tuyến mua sắm qua các website mua hàng theo nhóm, 45% mua qua các diễn đàn xã hội, dự báo con số kể sau này có xu hướng tăng trong thời gian tới. Nắm bắt được xu hướng này, nhiều doanh nghiệp đang lựa chọn mạng xã hội để quảng cáo và bán hàng nhằm tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả tiếp cận khách hàng. Về mặt tiện ích, các chuyên gia cho rằng mạng xã hội trở thành kênh giao tiếp quan trọng giữa mọi người, người mua và người bán có một công cụ, phương thức trao đổi nhanh chóng hơn hẳn kiểu đi chợ truyền thống hay đến siêu thị. Tuy nhiên TMĐT qua mạng xã hội lại có nhiều hạn chế, bất cập, dễ gây rủi ro. Quá trình mua bán thông thường, hay TMĐT chính quy, phổ biến, có đăng ký kinh doanh với cơ quan quản lý thương mại, người mua có thể xem hàng, sử dụng các chức năng hỗ trợ để hoàn thiện quy trình mua bán, có nơi chốn để truy cứu trách nhiệm người bán hàng. Còn hoạt động mua bán &nbsp;qua mạng xã hội thiếu các chức năng bổ trợ và bảo đảm an toàn cho quá trình mua bán vì thông tin về người bán không có gì đảm bảo sự chính xác, có thể bị xoá sạch sau một click, nên khi &nbsp;bị lừa đảo, người mua hàng sẽ không dựa vào đâu để khiếu nại, đòi đền bù. Quảng cáo trên mạng xã hội thường mang tính thặng dư, người mua chỉ xem hình ảnh nên dễ bị nhầm lẫn.</div><div>Bởi những điều trên, với hình thức kinh doanh qua mạng xã hội, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trước hết bản thân họ phải cảnh giác, song cần hơn là phải có các biện pháp hữu hiệu của bộ chủ quản là Bộ Công Thương. Rất may là bộ này &nbsp;vừa ban hành Thông tư số 47/2014/TT-BCT về quản lý website TMĐT, trong đó có những quy định về kinh doanh qua mạng xã hội. Theo đó, các mạng xã hội có một trong các hình thức sau sẽ phải tiến hành thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương: website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày giới thiệu hàng hoá, dịch vụ; wesite cho phép người tham gia được lập các wesite nhánh để giới thiệu hàng hoá hoặc dịch vụ; wesite có chuyên mục mua bán, cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hoá và dịch vụ. Người bán hàng trên sàn giao dịch TMĐT sẽ phải cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin theo quy định, tuân thủ pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Thông tư cũng quy định trách nhiệm của thương nhân tổ chức cung cấp dịch vụ TMĐT trong việc loại bỏ khỏi wesite những thông tin có liên quan đến bán hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh có căn cứ xác thực về những thông tin này. Những quy định của Thông tư này sẽ tạo ra môi trường kinh doanh trực tuyến lành mạnh hơn, khách hàng sẽ được bảo vệ quyền lợi tốt hơn.&nbsp;</div><div>&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;&nbsp;</div><div style="text-align: right;"><b>Trung Vũ</b></div><div><br></div>
huyentt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra