Doanh nghiệp đang tĩnh hay động?

Thứ sáu, 27/06/2014 04:48
(ThanhtraVietnam) - Kể từ khi đất nước có công cuộc đổi mới, chuyển từ bao cấp sang kinh tế thị trường thì càng ngày các cơ quan quản lý kinh tế cũng như tâm lý, dư luận xã hội càng quan tâm nhiều hơn đến động thái của các doanh nghiệp (DN) thuộc các thành phần kinh tế.
<p>Vì sự &nbsp;tồn tại, duy trì kinh doanh, hay ngừng hoạt động, phá sản; sản xuất, bán mua có lời lãi, doanh thu cao không, hay chỉ hoạt động cầm chừng, đình đốn, suy thoái, kém phát triển, hoặc phát triển không bền vững,… của các DN sẽ quyết định phần lớn đến tình hình kinh tế chung của đất nước và đời sống xã hội. Kéo theo là bức tranh thị trường khởi sắc, hay mờ nhạt? Sản phẩm làm ra tuỳ thuộc sức tiêu thụ, liệu có bán được nhiều, hay ế đọng, tồn kho? Sản phẩm không bán được, mấy DN dám làm ra tiếp, đành giảm bớt phần lớn hoạt động sản xuất, kinh doanh, nên dẫu các ngân hàng có chào mời, hạ lãi suất, các chủ DN cũng lắc đầu không dám vay, bởi vay tiền về để làm gì. Bản thân nhiều ngân hàng cũng đâu dám mở rộng túi cho vay vì sợ tăng nợ xấu khi tổng số nợ xấu trên cả nước đã quá lớn, công ty mua bán nợ xấu VAMC tưởng đâu là có thể cứu nguy, song mới mua được một ít nợ xấu, đã chẳng biết bán đi đâu. Thành ra các ngân hàng thương mại đã liên tiếp hạ lãi suất tiền gửi để thiên hạ chán gửi tiền, giảm bớt số lượng tiền đầu vào, lại còn đem nhiều tiền đi mua trái phiếu chính phủ, song vẫn lâm vào cảnh trước đây ít khi xảy ra, ấy là ngân hàng thừa đọng tiền, tồn kho tiền, tín dụng kém hẳn đi sự lưu thông. DN đình đốn sản xuất, giảm sút kinh doanh khiến gia tăng số người thất nghiệp, với những ai đó may mắn còn có việc &nbsp;thì đồng lương giảm nhiều. Thu nhập của các gia đình lao động, kể cả của nhiều chủ DN giảm sút làm cho sức mua giảm, tác dụng xấu ngược trở lại khả năng tái mở rộng kinh daonh của các DN, giảm đi sức mạnh cạnh tranh của các DN Việt Nam với các DN nước ngoài trên thị trường trong nước và hội nhập kinh tế thế giới. Thực tế đáng buồn, đáng lo này là tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của phần lớn các DN nước ta trong mấy năm qua, cho đến cả năm 2013, do yếu kém tự thân và do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thế còn năm 2014 thì sao? Tình hình chung của các DN là hoạt động trở lại, hay vẫn tĩnh lặng ngóng chờ cứu tinh là…nhà nước ?</p><p style="text-align: center;"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/huyentt/2014_6/xk_tom.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Ảnh minh họa</div></p><p>Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI ) vừa tiến hành điều tra về động thái của các doanh nghiệp Việt Nam và cho biết: 6 tháng đầu năm 2014, nói chung tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã tốt hơn cùng kỳ năm 2013. Phần đáng mừng là ở chỗ số đông các DN đã xu hướng về sự phục hồi sản xuất kinh doanh, cải thiện hoạt động. Xu hướng thôi, chứ &nbsp;chỉ số động thái thực thấy của các DN vẫn âm số, ở mức - 5 điểm, tuy có cao hơn chỉ số - 21 điểm của năm 2013, song vẫn phản ảnh động thái tĩnh nhiều hơn động của các DN. Dù sao xu thế chung của các DN tốt hơn lên đã khiến cho bước đầu có sự nhúc nhắc hoạt động trở lại trong một số lĩnh vực, như năng suất lao động được VCCI chấm 17 điểm, tổng doanh số 16 điểm, lượng đơn đặt hàng 14 điểm, hiệu quả sử dụng máy móc 12 điểm. Việc khảo sát này, VCCI đã tiến hành thường niên từ năm 2010, nhưng đây là lần đầu tiên sau mấy năm qua, báo cáo về động thái DN cho thấy: yếu tố về lợi nhuận được DN dự cảm tốt lên với &nbsp;điểm chấm 3; doanh số có xu hướng cải thiện, 6 tháng đầu năm 2014 đạt 8 điểm, hơn hẳn so với 0,3 điểm của 6 tháng cuối năm 2013; giá bán tuy các DN vẫn giảm giá và tăng chiết khấu để thúc đẩy doanh số, song không còn sử dụng mức giảm sâu và ồ ạt như năm 2013. Cũng theo VCCI, trong 5 tháng đầu năm đã có 21,6% DN hoàn thành kế hoạch doanh thu cả năm; khảo sát 800 DN, thì thấy có khoảng 4,2% DN ngừng hoạt động, năm 2013 con số này là 7,6%. Các DN phải ngừng hoạt động là do chưa tìm được thị trường đầu ra, giá cả nguyên vật liệu đầu vào cao, kinh doanh không đảm bảo hiệu suất nên khó được ngân hàng đủ sự tin tưởng khả năng trả nợ của DN mà cho vay vốn. VCCI nhận định: xu hướng tốt lên của DN là do điều kiện kinh doanh đã trở lại mức tốt nhất kể từ năm 2011 nhờ chủ trương, chính sách của nhà nước, biện pháp hướng dẫn, hỗ trợ của các bộ ngành quản lý kinh tế; nhờ được mở rộng khả năng tiếp nhận thông tin kinh tế, thị trường, dễ dàng áp dụng khoa học công nghệ, nhất là dễ vay vốn hơn với lãi suất thấp. Khảo sát dự cảm, tinh thần kinh doanh của các DN, VCCI thấy phần lớn các DN đều khả quan, dự cảm doanh thu sẽ cao hơn, với mức cải thiện kinh doanh 25 điểm, lợi nhuận tăng đạt 3 điểm, hiệu suất sử dụng máy móc cao hơn, yếu tố việc làm với mức cải thiện lớn hơn, đạt 13 điểm, theo xu hướng là muốn tăng trưởng thì không chỉ dựa vào vốn mà còn phải dựa nhiều vào năng suất lao động.</p><div>Song khảo sát của VCCI về động thái DN cũng phản ảnh tình hình các DN vẫn còn &nbsp;găp nhiều khó khăn, sức ép về đầu tư, tài chính, xuất nhập khẩu. Vì thế để chuyển từ xu hướng sang hành động thực sự và mạnh mẽ trong sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế, phát triển bền vững, thì ngoài sự nỗ lực tự thân, các DN cũng rất mong nhà nước tăng cường các biện pháp hỗ trợ về vốn, về kích cầu tiêu dùng, tạo thêm thị trường cả đầu ra cho sản phẩm, lẫn đầu vào nguyên liệu, gia hạn chậm nộp thuế cho những DN gặp khó khăn, giúp họ tái cấu trúc, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng hiệu quả hơn khoa học công nghệ vào sản xuất. Có như vậy các DN mới đủ điều kiện, cùng tinh thần mạnh mẽ để &nbsp;thực sự chuyển từ tĩnh sang động.</div><div><br></div><div style="text-align: right;"><b>Trung Vũ</b></div>
huyentt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra