Đừng để chi phí y tế mang tính thảm hoạ
Thứ bảy, 25/04/2015 16:39 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) - Kinh tế thị trường xoá bỏ bao cấp là đúng, tính giá dịch vụ y tế cũng là cần xong cũng lại không được quên là y tế nói chung dịch vụ y tế nói riêng còn phải có yếu tố mục tiêu nhân đạo. Có thể so với nhu cầu cao ai thích thì tự chi chứ đâu còn là cứu chữa là yêu thương. Không phải vô lý khi bệnh viện còn gọi là nhà thương, rồi trong nhà thương lại còn có kẻ thương người khó.
<p>Năm ngoái rồi năm nay các tỉnh thành phố theo các lộ chính và định mức khác nhau xong đều tăng phí dịch vụ y tế. Lý do đưa ra cũng xem như là mặt tích cực của tăng viện phí ấy là để có thêm tiền xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị y tế, có thêm thuốc men và dịch vụ tốt hơn cho người bệnh, vừa mau bình phục vừa không phải trả thêm các phí dịch vụ khác hay lo lót phong bì.</p><p ><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/huyentt/2015_4/bhytbvk.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Ảnh minh họa</div></p><div><br></div><div> Cũng theo ngành y tế, giá dịch vụ phải tính đúng, tính đủ thì việc khám chữa bệnh mới thực sự hiệu quả và ngành Y tế nước nhà mới mau tiến bộ vừa đáp ứng yêu cầu dân số tăng, yêu cầu cao về chất lượng khám chữa bệnh, đồng thời hoà nhập và theo bằng được y tế khu vực và thế giới. Hiện tại y tế nước ta vẫn bị đánh giá là kém so với nhiều nước, nhiều người có tiền thường tốn kém đi khám chữa ở các nước được xem là trình độ y tế cao khám chữa bệnh tốt như Singapo, Hoa kỳ. Cũng theo Bộ Y tế tính đúng dịch vụ y tế thì phải bao gồm 7 yếu tố chi phí: Thuốc, vật tư trực tiếp; điện nước, xử lý chất thải; duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ trực tiếp xử dụng để thực hiện các dịch vụ; tiền lương, phụ cấp; sửa chữa lớn khấu hao trang thiết bị; khấu hao nhà cửa; đào tạo nghiên cứu khoa học. Bẩy yêu cầu này là cái đích cần phải làm tốt đi tới, xong hiện tại kể cả khi đã quyết định và tăng viện phí trong hai năm qua giá dịch vụ y tế hiện nay mới chỉ được tính 3/7 yếu tố trực tiếp gồm các yếu tố 1,2,3. Bởi vì hầu hết các địa phương mới chỉ điều chỉnh ở mức 60 – 80% của ba yếu tố trên nhưng đã mang lại nhiều hiệu quả cũng như quyền lợi của người có thẻ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên ngoài ít nhiều sự tích cực thì vẫn chưa đủ, thiếu thuốc, dịch vụ chưa đáp ứng, nhiều dịch vụ còn phải trả giá cao. Mặt khác mỗi đơn vị mỗi địa phương có một bảng giá viện phí khác nhau khiến thanh toán bảo hiểm y tế đối với các bệnh viện cùng hạng cũng khác nhau gây bất công trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Thực tế là chưa đủ trong thực tế cũng như yêu cầu cao về dịch vụ y tế, lại còn phải tăng lương cho ngành Y tế mà không thể ỷ lại ở ngân sách. Khi thu không cao, chi cần nhiều mọi chi phí đều phải giảm nhất là những chi phí không hoàn toàn bắt buộc hoặc công ích như quốc phòng an ninh cầu đường môi trường thì đều phải tiết kiệm nữa, phải bỏ bao cấp mà tiến nhanh đến theo sát cơ chế thị trường, theo giá thị trường trong đó có ngành Y tế. Vì vậy tuy đã tăng viện phí rồi xong vẫn chưa đủ lại phải tăng thu phí tiếp theo Bộ Y tế phải tiến nhanh đến chỗ thu đều thu đủ cân đối với các khoản chi. Ngay năm 2015 liên Bộ Y tế và Tài chính lâu nay vẫn có khung giá viện phí để các địa phương không được tính vượt nhưng năm nay cũng sẽ tiếp tục điều chỉnh viện phí để đủ chi trong đó có tiền lương cho nhân viên y tế. Theo lộ trình đến năm 2018 viện phí sẽ tính thêm chi phí quản lý và đến năm 2020 tính theo giá thị trường. Lại một lần nữa lý do cùng lợi ích được đưa ra như là việc tính đủ chi phí trực tiếp và tiền lương trong giá dịch vụ y tế sẽ tác động không lớn đến 71% số dân đã tham gia bảo hiểm y tế. Trước đây do giá dịch vụ y tế thấp, nhiều khoản chưa quy định rõ, trong một số trường hợp người bệnh phải tự mua hoặc thanh toán vật tư để thực hiện dịch vụ. Còn bây giờ điều chỉnh dịch vụ là đã tính một số vật tư công dụng người bệnh không phải tự mua và trả thêm, giảm bớt được cả thời gian và thủ tục hành chính phiền hà. Cơ quan bảo hiểm y tế cũng thanh toán đến mức cao hơn giảm bớt sự đóng góp thêm của người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế. Viện phí thu mới sẽ gần với giá tại các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, sẽ phải chi trả ít hơn các chi phí chênh lệch như hiện nay. Tuy nhiên lý thuyết thì thế nhưng trong thực tế lợi cho người chữa đâu chưa thấy hoặc có thấy cũng rất ít mà cái khó cái è lưng viện phí lại nhiều. Vốn dĩ đây là thứ nhiều yếu tố lương tâm cố lo cao nhất đắt thế chứ đắt nữa thân nhân người ốm cũng vì tính mạng sức khoẻ của bệnh nhân mà phải chạy cho đủ. Gánh nặng này là trước hết đối với những người chưa mua bảo hiểm y tế khoảng 27 triệu người. Ngay cả có thẻ bảo hiểm y tế thì cũng còn phải trả 20%, những dịch vụ cao thuốc đắt thì không được thanh toán bảo hiểm y tế. Khi tăng phí dịch vụ y tế cũng có nghĩa phần đóng thêm đó trong phần đồng chi trả đối bệnh nhân bảo hiểm y tế, rất khó với người cận nghèo người có thu nhập thấp. Tổ chức y tế thế giới WHO từng đã khuyến cáo để bảo đảm sự an toàn đối với chi tiêu trong gia đình thì tỉ lệ chi cho các dịch vụ y tế chỉ nên từ 20 đến 30% tổng chi. Nếu chi y tế từ tiền túi của người dân bằng hoặc lớn hơn 40% khả năng chi trả của hộ gia đình là phần thu nhập còn lại sau khi đã trừ chi mua lương thực thực phẩm thì đó là chi phí y tế mang tính thảm hoạ. Kinh tế thị trường xoá bỏ bao cấp là đúng, tính giá dịch vụ y tế cũng là cần xong cũng lại không được quên là y tế nói chung dịch vụ y tế nói riêng còn phải có yếu tố mục tiêu nhân đạo. Có thể so với nhu cầu cao ai thích thì tự chi chứ đâu còn là cứu chữa là yêu thương. Không phải vô lý khi bệnh viện còn gọi là nhà thương, rồi trong nhà thương lại còn có kẻ thương người khó. Ngoài các bệnh viện công còn có các bệnh viện tư khám chữa lấy tiền lại cũng có những cơ sở không lấy tiền hoặc lấy tiền thấp của các, hội từ thiện các tổ chức bác ái tôn giáo họ có hoạt động kinh tế xã hội hoặc kêu gọi những người hàng sản hàng tâm ủng hộ. Ta nên khôi phục học tập và mở rộng. Còn lấy ngân sách để chi thì phải chống lãng phí trong chi y tế, hỗ trợ nhau như các bệnh viện thừa nhận kết quả xét nghiệm của nhau để hạn chế lạm thu kiểm soát tốt việc kê đơn của bác sỹ, đẩy mạnh mua thẻ bảo hiểm y tế thay vì việc phải bỏ tiền túi để khám chữa bệnh. </div><div><br></div><div style="text-align: right;"><b>Trung Vũ</b></div><div><br></div>
huyentt