Khách mua hàng lẻ thời @

Thứ sáu, 31/10/2014 02:32
(ThanhtraVietnam) - Bây giờ mà những người cao tuổi kể cho con cháu nghe chuyện đi mua hàng tiêu dùng thời bao cấp với sự quá ư là khan hiếm, các cửa hàng mậu dịch lớn như bách hoá Tràng Tiền giữa thủ đô Hà Nội bày hàng chỉ để cho người ta ngắm xem, chứ ít thứ hàng bán, hẳn lớp trẻ sẽ cho là chuyện khó tin, cứ như là cổ tích.
<div>&nbsp;<div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/huyentt/2014_10/ban_hang.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Ảnh minh họa</div> &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;</div><div>Bởi bây giờ việc mua hàng tiêu dùng rất dễ vì thị trường bán lẻ ê hề hàng hoá nội, ngoại. Công nghiệp trong nước đã qua rồi thời ưu tiên công nghiệp nặng, mà là thời kỳ công nghiệp nhẹ, nhất là các nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng đã rất phát triển. Hàng tiêu dùng nội địa làm ra nhiều, dĩ nhiên là phải đem bán ở các chợ, các siêu thị, trung tâm thương mại. Rồi để phát triển kinh tế giữa thời xu hướng giao thương kinh tế toàn cầu chiếm ưu thế, Việt Nam mở rộng hội nhập kinh tế, ký, thực hiện các hiệp định thương mại khu vực và thế giới, hàng hoá ta “đem chuông đi đấm nước người”, song cũng phải mở rộng cửa thị trường Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất hàng hoá rồi bán tại chỗ, hoặc đem hàng từ nước họ sang bán. Nguồn cung hàng phong phú, đa dạng theo với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới, nên cũng phát triển theo là thị trường bán lẻ. Số liệu khảo sát của Hiệp hội bán lẻ cho biết: Cuối năm 2013 trên cả nước đã có tới 724 siêu thị, 132 trung tâm thương mại, 8.546 chợ các loại, khoảng 1 triệu cửa hàng quy mô nhỏ của hộ gia đình. Không còn sự khan hiếm hàng, cảnh bán mua không chỉ là trăm kẻ bán, mà là nghìn kẻ bán, vạn người mua, khiến các chủ hiệu, sạp hàng, siêu thị phải tìm mọi cách mời mọc, lôi kéo khách hàng.</div><div><br></div><div>Xưa rồi thái độ khinh khỉnh của chủ hiệu bán hàng hiếm, hay chỏng lỏn, cửa quyền của một số cô mậu dịch viên thời bao cấp, mà trật tự quan hệ đã đổi chiều, người mua hàng được người bán hàng săn đón, coi trọng như “thượng đế”, chiều khách là chiêu thức đầu tiên của cạnh tranh giữa các chủ hàng. Cạnh tranh càng mạnh, rất chi cam go vì hàng ngoại đẹp và cách thức bán hàng cũng rất kỹ thuật, hiện đại. Để không thua ngay trên sân nhà, các nhà bán lẻ Việt Nam vừa phải kết hợp cạnh tranh lành mạnh với liên kết, hỗ trợ lẫn nhau đẩy mạnh dịch vụ bán lẻ nội địa và hàng nội địa. Theo kế hoạch của Bộ Công Thương, đến năm 2020 trên cả nước ta sẽ có khoảng 1.200 – 1. 300 siêu thị, 180 trung tâm thương mại và 157 trung tâm mua sắm. Tuy nhiên đó là về số liệu của sự phát triển, còn về chất lượng bán lẻ vẫn chưa theo kịp thế giới, hiện tại thị phần bán lẻ hiện đại chỉ chiếm 25% trong tổng các kênh bán lẻ, rất thấp so với các nước châu Á khác như: Thái Lan là 34%, Philippines là 33%, &nbsp;Trung Quốc 51%, Malaysia là 60% và Singapore là 90%. Kém hiện đại tất cũng kém sức cạnh tranh, cho nên phải có sự thay đổi ngay từ bán lẻ truyền thống và mở rộng diện bán lẻ hiện đại. Ở những nước kinh tế phát triển mạnh, các siêu thị và đại siêu thị gần như bão hoà, song ở Việt Nam vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng theo chuẩn chung của thế giới. Do thế những người bán lẻ ở nước ta cần phải chú ý ngay đến xu thế hiện đại của người tiêu dùng, lôi kéo họ, tìm sự hỗ trợ của họ với sản xuất hàng nội địa và bán hàng nội địa, chọn hàng nội. Chính là qua việc quan tâm hơn đến người tiêu dùng, nhà sản xuất cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng giá cả cạnh tranh, người bán lẻ biết chiều theo xu hướng của người mua hàng, thì sẽ thực hiện đạt hiệu quả cao cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Qua đó tạo sự liên kết từ nơi sản xuất đến các nhà bán lẻ và người tiêu dùng, gia tăng tỷ lệ tiêu thụ hàng hoá trong nước, góp phần giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp bán lẻ trong nước.</div><div><br></div><p>Trong việc đổi mới mối quan hệ giữa bán, mua, các nhà bán lẻ Việt Nam không thể không chú ý đến sự thay đổi thói quen mua hàng khi mạng thông tin phát triển, giữa thời @, người mua hàng nước ta đã bắt đầu thích mua hàng qua các hình thức thương mại điện tử. Ở các nước phát triển, hiện đại, các nhà bán lẻ không mở cửa hàng mới, mà phát triển thương mại điện tử vì người tiêu dùng nước họ ngày càng có xu hướng thích mua sắm trực tuyến hơn. Các nhà bán lẻ ở Việt Nam cần phải chuyển biến nhanh theo sự chuyển đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng kẻo thua cuộc trong cạnh tranh với các nhà đầu tư nước ngoài đang tận dụng sự rộng cửa của nhà nước ta cho họ gia tăng đầu tư, kinh doanh &nbsp;từ 2015, kể cả là nhà bán lẻ 100% vốn ngoại. Ứng dụng bán, mua hàng trực tuyến, thương mại điện tử phải là một trong những bước đi chiến lược của các nhà bán lẻ Việt Nam và đang là mảnh đất hứa đầy màu mỡ tiềm năng, cơ hội để các nhà bán lẻ khai thác triệt để thu về hiệu quả cao, lời lãi nhiều.</p><div style="text-align: right;"><b>Trung Vũ&nbsp;</b></div><div><br></div>
huyentt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra