Lập nghiêm từ đầu mùa lễ hội

Thứ bảy, 21/03/2015 22:53
(ThanhtraVietnam) - Mọi năm cứ tết đến, xuân sang là nhân gian lại bắt đầu nô nức, thành kính, đông vui đi vào mùa lễ hội. Từ khi đất nước đẩy mạnh công cuộc đổi mới do Đảng, Nhà nước chủ trương, phát động, chỉ đạo, mọi mặt kinh tế, xã hội đều phát triển mạnh, nhân dân có mức sống cao hơn, thì các hoạt động tinh thần, văn hoá, trong đó có các lễ hội đều có điều kiện để tổ chức đông vui, thu hút thêm nhiều tín chủ, du khách thập phương.
<p>Những giá trị tốt đẹp về văn hoá của các lễ hội truyền thống được phát huy. Nhưng ăn theo các sự gia tăng, mở rộng, phát triển của lễ hội và kết hợp lễ hội như vậy, là các hiện tượng mặt trái tiêu cực, như chặt chém du khách tiền tàu xe, đò đi, bến đỗ, tiền ăn uống, lợi dụng lòng thành tín của người dự lễ hội trong dâng cúng, bỏ tiền xin phúc, cầu thiện, để trục lợi cho một nhóm người, biến một số hoạt động vui chơi thành trò đen đỏ cờ bạc. Phần lớn các cơ sở kinh doanh dịch vụ trong lễ hội, chính cả nhiều du khách nữa, đã xả rác bừa bãi ra sân đền, chùa, sông suối, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường. Đó là hai mặt vui và chưa đẹp, chưa vui của mấy năm trở lại đây tại nhiều lễ hội, mà khó khăn thay là việc chấn chỉnh lại, quản lý cho tốt để giảm bớt các hiện tượng tiêu cực, ô nhiễm môi trường .&nbsp;</p><p ><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/huyentt/2015_3/le_hoi_lam_kinh.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Ảnh minh họa</div></p><p>Theo &nbsp;thống kê chính thức, cả nước có khoảng &nbsp;8.000 lễ hội trong đó 7.000 lễ hội mang tính dân gian. Năm 2014, ước chừng 15 triệu người tham dự các lễ hội lớn, nhỏ, ý thức văn minh, văn hoá, tôn trọng giá trị truyền thống và bảo vệ môi trường của nhiều du khách đã có sự tiến bộ nhất định, các hiện tượng phản cảm trong lễ hội không còn phổ biến như trước, công tác quản lý lễ hội của ngành Văn hoá và chính quyền các cấp cũng đã có những cố gắng, đem lại hiệu quả thiết thực. Với năm 2014, nhiệm vụ đột phá trong tổ chức quản lý lễ hội là hạn chế đốt đồ mã, nhất là đồ mã đắt tiền, dễ gây cháy lớn, như ô tô mã, xe máy, nhà lầu, biệt thự mã; chấn chỉnh việc đổi tiền lẻ để nhét tiền vào tay tượng Phật, tượng Thánh, đảm bảo an ninh trật tự, chống mê tín dị đoan, cờ bạc trong các lễ hội. Bằng nhiều nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ đó, Bộ, các Sở Văn hoá- Thể thao và du lịch, cũng chính quyền các cấp nơi có lễ hội đã ít nhiều làm vui đẹp lành mạnh trở lại một số lễ hội.</p><p>Tuy vậy năm ngoái rồi sang đầu năm nay vẫn diễn ra việc tiêu cực đổi tiền lẻ chênh lệch cao để các tượng Phật, tượng Thánh cứ phải bị tín chủ, du khách nhét tiền vào tay, vào mọi chỗ có thể nhét trên tượng mà xin mọi thứ, từ mua rẻ bán đắt, “tiền vào như nước sông Đà, tiền ra tí tách như cà phê phin”, đến khoẻ mạnh, trẻ lâu, sớm lấy được chồng đẹp trai, đại gia giàu có, hoặc không bị chồng chê, quyết không cho chồng bỏ,…Rồi nhà xe, nhà đò vẫn tranh khách, tính giá vé cao, nhà hàng ăn uống, bán vật lưu niệm chém chặt vô tội vạ khách ăn, người mua. Nhiều lễ hội lớn như lễ &nbsp;hội Chùa Hương, lễ hội Yên Tử, đền Trần, Phủ Dày (Nam Định) , hội Cướp phết (Vĩnh Phúc), thu hút đông du khách, đã dễ cho các hoạt động tư lợi chặt chém móc túi du khách, mà do tổ chức thời gian dài tại chỉ một địa điểm, đón hàng triệu du khách cùng về, đã gây chật chội, ngột ngạt, bức xúc trong khi cơ sở hạ tầng di tích có lễ hội còn quá chật hẹp, an toàn giao thông, an ninh xã hội chưa đáp ứng nổi.&nbsp;</p><div>Để chấn chỉnh những điều bất cập, yếu kém, lập lại trật tự, nghiêm phép nước, theo đúng thuần phong mỹ tục trong mùa lễ hội năm nay, thì ngoài cố gắng của ngành Văn hoá, cũng cần chính &nbsp;quyền các &nbsp;địa phương phải mạnh tay, hợp lý hoá việc sắp xếp, quản lý tốt các ban trông nom, quản lý đền chùa, lễ hội. Nhất là với việc thu và chi &nbsp;tiền dâng cúng vốn là quá lớn tại các phủ đền to, lễ hội lớn, hàng ngày ngoài thu tiền cài tay Phật, tay Thánh, là số tiền luôn lớn, tín chủ, du khách bỏ vào hòm công đức mà có phủ, đền, chùa có tới mấy hòm công đức, tối tối cá nhân thủ từ, hay nhóm người quản lý cho xe tải chở tiền về đếm. Tiền thu lớn thế, song phần chi cho trùng tu, tôn tạo di tích, đền chùa thường là quá ít, vậy tiền công đức lớn lao ấy đi đâu, vào túi ai? Thu lớn tiền công đức cũng chính là lý do tranh tranh nhau, kiện tụng nhau giành quyền làm ban quản lý phủ chùa, lễ hội để thu tiền công đức. Xem xét, thanh tra, kiểm tra việc thu, chi tiền công đức, đặt ra hình thức quản lý phù hợp, đem lại công ích trùng tu di tích, đền chùa, đóng góp xây dựng các công trình văn hóa, làm &nbsp;từ thiện là việc cần phải làm ngay. Cũng cần giải quyết đưa những hiện vật lạ ngoại lai ra khỏi các đền chùa, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về di tích lịch sử, giá trị văn hoá của tượng thờ màu sắc dân tộc, ý nghĩa chân chính của lễ hội và nâng cao ý &nbsp;thức &nbsp;của người dân khi tham gia lễ hội. Năm 2015 ngoài lễ hội dân gian sẽ còn diễn ra nhiều ngày lễ &nbsp;kỷ niệm với quy mô lớn, thời gian nghỉ tết, nghỉ ngày lễ lớn quá dài càng thu hút đông người đến dự các lễ hội. Bởi thế cùng với khắc phục những yếu kém của 2014, sang 2015, theo Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, công tác tổ chức, quản lý lễ hội cần phải thực hiện tốt hơn, tạo được sự chuyển biến mới. Bộ đã có kế hoạch triển khai thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo &nbsp;công &nbsp;tác tổ chức lễ hội theo hướng khoa học, phát huy bản sắc dân &nbsp;tộc, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự và phù hợp những điều kiện kinh &nbsp;tế xã hội. Ngành du lịch đã có sự kết hợp tốt như &nbsp;tổ chức tốt các đoàn du lịch kết &nbsp;hợp du lịch với tâm linh. Ngân hàng đã có các biện pháp ngăn chặn viêc đổi tiền lẻ bất hợp pháp, tư lợi ngoài xã hội. Các cơ quan báo chí &nbsp;truyền thông đã giới thiệu thông tin kịp &nbsp;thời các biện pháp mới của các cơ quan, chính &nbsp;quyền trong quản lý lễ hội, phản ánh sự tiêu cực, cổ vũ sự &nbsp;tích cực. Ngay từ đầu mùa lễ hội đã có các cuộc thanh tra kịp thời phát hiện sai phạm trong lễ hội, xử lý nghiêm việc và người, tổ chức sai phạm, sớm chấn chỉnh, đưa lễ hội &nbsp;vào nề nếp văn hoá văn minh. Trong năm 2015 trên cơ sở thực tế, Bộ Văn hóa - &nbsp;Thể thao- Du lịch sẽ xây dựng và trình Chính phủ ban hành quy chế về công tác &nbsp;quản lý tổ chức lễ hội để kịp thời điều chỉnh hoạt động lễ hội, đặc biệt là các loại hình lễ hội mới. Cương quyết ngăn ngừa, dẹp bỏ các hình thức lợi dụng lễ hội để &nbsp;mở thêm các hoạt động hình thức &nbsp;không truyền thống nơi phủ đền để lừa mỵ &nbsp;thu &nbsp;tiền khách. Quan tâm hơn đến việc trùng tu, tôn taọ &nbsp;di tích, quy hoạch xây dựng &nbsp;tổng &nbsp;thể mặt bằng nơi tổ chức lễ hội.</div><div>&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;</div><div style="text-align: right;"><b>Trung Vũ</b></div>
huyentt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra