“Loạn” thu phí vì … thiếu luật

Thứ tư, 04/03/2015 00:12
(ThanhtraVienam) - Mấy năm nay đài, báo thường xuyên phản ánh các ý kiến bất bình, khiếu nại, tố cáo những vụ việc thu phí, lệ phí quá nhiều, gây bức xúc trong đời sống xã hội, nhất là sự thu, chi phí, lệ phí thiếu minh bạch, nhiều dấu hiệu mờ ám hoặc đã bị cơ quan pháp luật, an ninh phát hiện tham ô.
<p class="MsoNormal" style="line-height:120%"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; line-height: 120%;">Tuy nhiên đó mới chỉ phản ánh một phần của thực trạng “loạn” thu phí và lệ&nbsp; phí đang diễn ra gây phiền nhiễu, tốn phí vô lý, khó khăn thêm cho người dân nhất là dân nghèo. Các thứ phí và lệ phí lâu nay người dân phải méo mặt đóng, góp gồm các loại đóng dưới danh nghĩa công ích, xây dựng đường sá, phố phường, theo kêu gọi nhà nước và nhân dân cùng làm, có, mượn danh này để lạm thu cũng có. Rồi phí dịch vụ học hành, y tế, lệ phí giao dịch kinh tế xã hội, đóng góp cho các hoạt động văn hoá xã hội của phường, xóm, tổ dân phố, ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lụt, vân vân và vân vân…. Có những thứ phí, lệ phí đặt ra chung trên cả nước, cũng lắm thứ phí, lệ phí do bộ nọ, ngành kia, tỉnh, thành, huyện, xã phường, hội đoàn, trường học đặt ra. Cộng cả lại thành nhiều ơi là nhiều các thứ phí và lệ phí, không ít vùng nông thôn một hộ dân phải chịu đến mấy chục thứ phí, lệ phí. Mức thu thì tuỳ tiện, sử dụng phí càng bị lợi dụng để một số cán bộ chức trách mất phẩm chất hà lạm, ăn bớt của dân. Đóng góp xã hội vì công ích như giúp dân gặp bão lụt, người dân sẵn sàng ủng hộ, song phải vừa với khả năng của số đông thu nhập còn thấp, lại phải dành đồng tiền ít ỏi mình có cho bao nhiêu nhu cầu cấp thiết của bản thân và gia đình. Cũng nên xem xét, mỗi việc mỗi người chỉ đóng tiền ủng hộ một lần, đã đóng ở cơ quan rồi thì miễn cho việc lại phải đóng thêm, đóng tiếp ở tổ dân phố. Một số trường học tuy trên danh nghĩa thì nhiều khoản phí nhà trường không thu, nhưng lại đã có ban liên lạc phụ huynh học sinh đứng ra thu hộ, nói là theo tinh thần tự nguyện đóng góp vì lợi ích con em. Ở nông thôn, một số hộ&nbsp; dân bỏ cấy ruộng vì thu nhập trên một sào ruộng sau khi&nbsp; trừ các chi phí lãi chẳng đáng là bao, thậm chí lỗ, nhưng phải chịu nhiều loại phí bổ đóng góp theo ruộng cấy bên cạnh những khoản phí bổ theo hộ, theo đầu người nông dân.</span></p><p class="MsoNormal" style=""><font face="Arial"><span style="font-size: 13px; line-height: 16px;"><br></span></font><span style="line-height: 120%; font-family: Arial; font-size: 10pt;"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/huyentt/2015_3/quataiphi26_c4625.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Ảnh minh họa</div></span></p><p class="MsoNormal" style="line-height:120%"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; line-height: 120%;">Thực tế cho thấy các loại phí có thứ do yêu cầu quả là cần và đúng, song nhiều thứ lại không cần, thu trái các quy định&nbsp; của nhà nước. Vốn dĩ việc thu, chi các thứ phí, lệ phí xưa rầy là chuyện luật vua phép nước, cộng với tinh thần tự nguyện tự giác của người dân. Luật mà thiếu, mà yếu, thì sẽ dễ xảy ra sự phù thu, lạm bổ và tinh&nbsp; thần hăng&nbsp; hái đóng góp cho lợi ích chung, tương thân tương ái sẽ bị lợi dụng. Kinh tế, xã hội càng phát triển, cơ chế thị trường thay cho cơ chế bao cấp thì càng phát sinh thêm nhiều thứ phí, lệ phí, có thứ phù hợp, có thứ không. Muốn chấp nhận thứ cần, ngăn chặn thứ dở, thì ngoài việc kêu gọi ý thức đúng đắn, tăng cường thanh tra, kiểm tra, rất cần ban hành, hoàn thiện pháp luật để điều chỉnh việc thu phí lệ phí cũng như làm cơ sở để xem xét xử lý các sai phạm. Năm 2001 nhà nước đã ban hành Pháp lệnh phí và lệ phí, qua mười mấy năm thực hiện, đã ít nhiều là cơ sở pháp luật cho việc thu phí, song cũng bộc lộ nhiều chỗ chưa hoàn chỉnh, gây khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý thu, chi phí và lệ phí, thiếu quy định cụ thể về nộp các loại phí này vào ngân sách nhà nước là bao nhiêu, giám sát, kiểm tra thế nào? Sự tụt hậu của Pháp lệnh phí và lệ phí so với diễn tiến của&nbsp; kinh tế xã hội mỗi năm một thêm rõ. Vì vậy phải sớm có một đạo luật, nên Dự án luật phí và lệ phí đã được soạn thảo, đang đưa ra lấy ý kiến các chuyên gia, đóng góp của dư luận xã hội rộng rãi trước khi trình lên Quốc hội để thảo luận tại Kỳ họp thứ 9 sẽ diễn ra tháng 5 tới, hy vọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 10 vào cuối năm.</span></p> <p class="MsoNormal" style="line-height:120%"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; line-height: 120%;">Dự án luật này do Bộ Tài chính soạn thảo trên tinh thần luật hoá chặt chẽ hơn, phù hợp thực tế hơn việc quản lý thu phí, lệ phí. Qua xem xét quy định hiện nay, Dự án luật đề xuất bỏ, hoặc chuyển sang cơ chế giá 22 loại phí và 4 loại lệ phí. Có 3 loại phí trùng phí cần loại bỏ khỏi danh mục là: phí an ninh trật tự; phí phòng chống thiên tai và phí sử dụng thiết bị cơ sở hạ tầng chứng khoán. Một số khoản phí, lệ phí tuy có tên trong danh mục hiện thời, nhưng thực&nbsp; tế chưa phát sinh, cũng được đề xuất bỏ, như phí giám định hàng hoá xuất nhập khẩu; phí sử dụng đường biển; phí luồng lạch đường thuỷ nội địa; phí bảo vệ&nbsp; tần số vô tuyến điện; phí giám định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Một số khoản phí, lệ phí có thể chuyển sang phí dịch vụ có giá, thu hút đầu tư như phí trông giữ xe; phí qua đò; phí chợ; phí đường bộ thu&nbsp; qua trạm BOT; phí vệ&nbsp; sinh; đưa sang cơ chế giá như phí kiểm định phương tiện đo lường, phí giám định tư pháp, phí đấu thầu, viện phí, lệ phí dự thi tuyển.</span></p> <p class="MsoNormal" style="line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt; line-height:120%;font-family:Arial">Tổng&nbsp; hợp các ý kiến chuyên gia, Uỷ ban Tài chính ngân sách của Quốc hội nhận thấy: các loại phí, lệ phí hiện do nhiều cơ quan ban hành, ngoài danh mục, còn được quy định rải rác tại nhiều văn bản luật và dưới luật khác nhau, khiến chồng chéo, khó thực hiện, nên Luật phí và lệ phí cần phải thống nhất quy định quản lý, thực hiện cơ chế thị trường theo lộ trình đối với cung cấp các dịch vụ công và đảm bảo công&nbsp; bằng&nbsp; giữa đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập để khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ công. Nhiều ý kiến đề nghị toàn bộ các nguồn thu phí lệ phí đều phải nộp 100% vào ngân sách nhà nước, sau đó sẽ cấp trở lại theo tỷ lệ % tuỳ theo thực tế cần thiết, chứ không để lại nguồn thu tại các cơ sở cấp, ngành như hiện nay đang làm phân tán nguồn lực tài chính công và là nguyên nhân phát sinh các loại phí cũng như tham ô, lợi dụng.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="line-height: 120%; text-align: right;"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; line-height: 120%;"><b>Trung Vũ</b></span></p>
huyentt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra