Hàng nghìn cuộc thanh tra được triển khai - Hàng chục nghìn tỷ đồng thu hồi về ngân sách nhà nước
Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, công tác thanh tra năm 2019 đã có nhiều kết quả nổi bật với nhiều con số ấn tượng. Toàn ngành đã triển khai 6.601 cuộc thanh tra hành chính và 227.386 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.
Qua thanh tra đã phát hiện vi phạm về kinh tế 173.411 tỷ đồng, 22.548 ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 83.968 tỷ đồng và 897 ha đất (đã thu hồi 19.329 tỷ đồng, 121 ha dất); xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 89.443 tỷ đồng, 21.651 ha đất. Như vậy, so với năm 2018, số vi phạm về kinh tế phát hiện tăng gấp trên 5 lần; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước tăng gấp gần 3 lần.
Đồng thời, thanh tra toàn ngành đã kiến nghị xử lý hành chính đối với 1.967 tập thể và nhiều cá nhân; ban hành 113.625 quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổ chức, cá nhân với số tiền 5.315 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý 94 vụ, 121 đối tượng; chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực. Nhìn chung, các sai phạm đã được kiến nghị xử lý đúng pháp luật và khả thi, về trách nhiệm để xảy ra sai phạm cũng được kiến nghị xử lý quyết liệt.
Kết luận thanh tra những vụ việc được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm
Đáng chú ý, ngành thanh tra đã tập trung ban hành kết luận một số cuộc thanh tra dư luận xã hội đặc biệt quan tâm như: Thanh tra toàn diện Dự án mở rộng và cải tạo sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên; Thanh tra việc quản lý, sử dụng đối với 2.200 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam trả nợ cho Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy và số tiền 4.190 tỷ đồng Chính phủ tạm ứng cho tập đoàn Công nghiệp tàu thủy thực hiện tái cơ cấu; Thanh tra về quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp đó là Thanh tra toàn diện việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường, xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng trên bán dảo Sơn Trà.
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì tiếp công dân một vụ việc dư luận xã hội rất quan tâm. Ảnh: Huy Trần
Trong đó, Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận một số cuộc thanh tra được dư luận quan tâm như: Dự án mở rộng và cải tạo sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên; Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 (QL1) đoạn từ km1125-km1265, tỉnh Bình Định và Phú Yên; một số dự án đầu tư có liên quan đến Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Thái Sơn Bộ Quốc phòng; việc cấp phép nhập khẩu thuốc và cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc đối với 07 loại thuốc do Công ty Helix harmaceuticals Inc., canada sản xuất và việc trúng các gói thầu cung cấp thuốc cho các bệnh viện của Công ty Cổ phần Pharma...
Nhiều địa phương triển khai khá đồng bộ thanh tra trách nhiệm
Kết quả tổng hợp từ 59 địa phương cho thấy, trong lĩnh vực quản lý và sử dụng dất đai đã có 915 cuộc thanh tra được tiến hành và 604 cuộc kết thúc và ban hành kết luận.
Qua thanh tra phát hiện 806 đơn vị có vi phạm với số tiền trên 310 tỷ đồng và 20.641 ha dất; kiến nghị thu hồi 58 tỷ dồng, 510 ha đất, kiến nghị xử lý khác 252 tỷ đồng. Cùng với đó, 298 tập thể, 665 cá nhân đã bị kiến nghị xử lý hành chính và 10 vụ, 12 đối tượng đã được chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự. Các địa phương phát hiện nhiều sai phạm qua thanh tra ghi nhận tại: Bắc Giang, Hà Giang, Hà Nội, Hung Yên, Lào Cai, Son La, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Ðồng Tháp...
Trong khi đó, tại lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, 968 cuộc thanh tra đã được triển khai và 818 cuộc kết thúc và ban hành kết luận đã phát hiện 862 đơn vị có vi phạm với số tiền trên 315 tỷ đồng và 06 ha đất. Tương ứng với đó là 439 tập thể, 05 cá nhân bị kiến nghị xử lý hành chính và 10 vụ, 41 đối tượng có dấu hiệu hình sự được chuyển cơ quan điều tra xử lý.
Bên cạnh thanh tra hành chính, tập trung vào các lĩnh vực thường xảy ra vi phạm là đất đai và xây dựng cơ bản thì hoạt động thanh tra trách nhiệm cũng được các địa phương chủ động thực hiện. Theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ, các địa phương: Bình Ðịnh, Nam Ðịnh, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Kon Tum,... đã triển khai khá dồng bộ các cuộc thanh tra trách nhiệm.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam chủ trì công bố kết luận thanh tra vụ việc tại một Tổng công ty Nhà nước. Ảnh: O.H
Công tác thanh tra được đổi mới - hiệu lực, hiệu quả được tăng cường
Thẳng thắn nhìn nhận, công tác thanh tra vẫn còn những hạn chế nhất định như: vẫn còn một số cuộc thanh tra còn kéo dài; công tác quản lý nhà nước về hoạt động thanh tra có nơi, có lúc chưa thuờng xuyên, hiệu quả chưa cao; kết quả đôn đốc, xử lý về thanh tra của các bộ, ngành, địa phương thấp hơn năm 2018...Thế nhưng, nhìn nhận một cách toàn diện thì Thanh tra Chính phủ cũng như ngành Thanh tra có nhiều đổi mới, tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác thanh tra từ những năm trước, trong đó tiếp tục đổi mới phương pháp, cách thức tiến hành thanh tra, xử lý sau thanh tra nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra.
Hoạt động thanh tra hành chính và chuyên ngành được tăng cường và đạt nhiều kết quả tích cực tập trung hoàn thiện, ban hành kết luận các cuộc thanh tra đã kết thúc nhưng chậm ban hành kết luận; việc công khai kết luận thanh tra được thực hiện đầy đủ, đúng quy định; chất lượng các kết luận thanh tra ngày càng được nâng lên.
Qua thanh tra, ngành Thanh tra đã phát hiện, kiến nghị xử lý nghiêm vi phạm pháp luật; chấn chỉnh, khắc phục những bất cập, sơ hở trong quản lý, chỉ đạo, điều hành và trong việc ban hành chính sách, pháp luật. Việc thu hồi tài sản vi phạm phát hiện qua các cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành trong thời gian vừa qua đã có những tiến bộ đáng kể. Các cấp, các ngành đã nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy phát triển. Cùng với đó, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công vụ và kỷ luật, kỷ cương hành chính cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành Thanh tra được quan tâm hơn. Kết quả công tác thanh tra tiếp tục góp phần tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Oanh Hữu