Nhiều hồ đập thuỷ lợi đang đợi … vỡ

Thứ bảy, 26/07/2014 06:02
(ThanhtraVietnam) - Cơn bão số 2 chỉ đổ bộ vào vùng biên giới Việt Trung, nên dân chúng các địa phương khác trong nước thở phào vì đã tránh được một nguy cơ trong nhiều nguy cơ tàn hại có thể ập đến giữa mùa mưa bão. Không chỉ nguy cơ trực tiếp do mưa bão gây ra. Mà còn là nguy cơ từ các hồ đập thuỷ lợi đã quá xuống cấp đang luôn trong tình trạng đợi… vỡ, bão lũ thiên nhiên sẽ càng làm gia tăng nguy cơ này.
<div>Bản thân tên gọi chung là hồ đập thuỷ lợi đã cho thấy sự mưu cầu lợi ích từ nước của các công trình này để tích, tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp, điều hoà sinh thái, nuôi thả cá, cấp nước sinh hoạt cho người dân, cũng là nơi chứa nước hay điều tiết nước lũ trong mưa bão. Chính vì thế mà từ nhiều năm qua nước ta đã rất quan tâm đến việc vừa khai thác hồ nước tự nhiên, vừa làm thêm các hồ đập thuỷ lợi. Nhưng như mọi công trình xây dựng lớn, việc bảo quản, tu bổ các hồ đập là hết sức cần thiết, phải xem xét, gia công thường xuyên thì mới đỡ tốm kém khi để quá hỏng phải đại trùng tu, nhất là tránh được nguy cơ vỡ hồ đập. Thảm hại do vỡ hồ đập gây ra thì khỏi cần phải nói ai ai cũng có thể hình dung &nbsp;mức độ tàn phá sản xuất và đời sống con người ghê gớm như thế nào.<br></div><div><br></div><p>Tiếc thay là việc bảo quản, sửa chữa, nâng cấp hồ đập thuỷ lợi lại ít được các địa phương chú ý, mặc dù càng để lâu ít tu bổ thì sự xuống cấp, hư hỏng càng lớn nguy cơ vỡ hồ đập càng gia tăng. Cả nước hiện có 6.648 hồ chứa thuỷ lợi với tổng dung tích khoảng 11 tỷ m3, trong đó 560 hồ chứa lớn dung tích hơn 3.000.000 m3 , 1.752 hồ có dung tích từ 0,2 – 3 triệu m3, còn lại là các hồ vừa và nhỏ. Nhưng đến nay ước tính có khoảng 1.150 hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp và thiếu khả năng xả lũ cần phải sửa chữa, trong đó 334 hồ chứa bị hư hỏng nặng cần đặc biệt quan tâm sửa chữa ngay để bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ năm 2014 này. Thực ra thì lâu nay ngân sách nhà nước cũng đã phải đầu tư không ít cho việc sửa chữa các hồ đập thuỷ lợi. Sau 10 năm triển khai trương trình đảm bảo an toàn hồ chứa, đến nay một số hồ có dung tích lớn đã được sửa chữa nâng cấp ở mức đảm bảo cao. Nhưng số lượng hồ chứa có dung tích vừa và nhỏ được sửa chữa không nhiều và phần trách nhiệm chủ yếu do chính quyền địa phương. Phần nhiều những hồ đập đang có nguy cơ vỡ là đã qua thời gian sử dụng 30 – 40 năm, thậm chí nửa thế kỷ, khiến rất xuống cấp. Nhất là các loại hồ vừa và nhỏ này trước đây được xây dựng từ nguồn lực huy động trong nhân dân và địa phương nên việc khảo sát thiết kế còn hạn chế, thi công chủ yếu bằng vật liệu chất lượng thấp, đào đắp thủ công. Trong khi đó vốn đầu tư sửa chữa đã ít lại dàn trải, nhiều hồ đập cũ chưa được đầu tư, quản lý vận hành thì lại yếu kém, không có hồ sơ công trình tài liệu thiết kế ban đầu nên càng khó, người quản lý chưa được đào tạo. Trách nhiệm của địa phương cũng lơ là, lại thiếu tiền để tham gia cùng ngân sách trung ương.</p><p><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/huyentt/2014_7/ho_thuy_dien.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Ảnh minh họa</div></p><div><br></div><div>Tất nhiên khi địa phương ít lo thì cấp trung ương càng phải lo, mới đây Chính phủ đã ứng trước 426 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương trong kế hoạch năm 2015 để hoàn thành các dự án công trình sửa chữa hồ chứa nước thuỷ lợi đang thực hiện dở dang của các địa phương đã được hỗ trợ vốn đầu tư từ năm 2013 nhưng còn thiếu vốn. Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm rà soát, bổ sung các quy định pháp luật về quản lý an toàn hồ đập, quy rõ trách nhiệm của các bộ, cơ quan, địa phương trong việc quản lý điều hành, sửa chữa nâng cấp hồ đập nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình thuỷ lợi. Phải phê bình nhắc nhở các địa phương đã lơ là, sai sót trong quản lý các hồ đập, nhăc nhở họ xem xét, phát hiện sự hư hỏng hồ đập, có kế hoạch sửa chữa, báo cáo trung ương, sử dụng đúng nguồn vốn, ngân sách trung ương hỗ trợ cho đầu tư sửa chữa. Bộ Tài chính phải phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thu hồi toàn bộ về ngân sách trung ương đối với số vốn đầu tư cho sửa chữa, nâng cấp hồ đập song địa phương đã chi sai sai mục đích, không đúng quy định.</div><div><br></div><div>Theo các nhà nghiên cứu hồ đập, nguyên nhân quản lý yếu kém hồ đập còn vì mỗi địa phương quản lý một kiểu, vì vậy trung ương cần có quy định khung và giao cho một cơ quan cụ thể điều hành chung xuyên suốt từ quá trình quy hoạch, khảo sát thiết kế lập dự án đầu tư, đến tổ chức thi công xây dựng, quản lý vận hành. Ngoài các giải pháp công trình cũng cần có những giải pháp phi công trình như nâng cao năng lực quản lý, tổ chức hệ thống bộ máy, đào tạo người vận hành. Không thể để như hiện nay năng lực quản lý hồ đập rời rạc không hệ thống. Việc canh coi, sửa chữa, ngăn ngừa nguy cơ vỡ hồ đập, đảm bảo an toàn cho đời sống nhân dân càng vô cùng &nbsp;cấp thiết vì mùa mưa bão đã đến với bao nguy cơ tàn phá rình rập.</div><div><br></div><div style="text-align: right;"><b>Trung Vũ&nbsp;</b></div>
huyentt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra