Nhìn từ vụ cháy Rạng Đông:

Quyền của người dân khi xảy ra sự cố môi trường?

Thứ sáu, 13/09/2019 14:12
(ThanhtraVietNam) – Thời gian gần đây, những vấn đề xung quanh vụ cháy nhà máy Rạng Đông đang là chủ đề nóng trên các mặt báo, diễn đàn, bởi lẽ vụ cháy làm phát sinh nguy cơ nhiễm độc thủy ngân ra môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân. Điều đáng quan ngại hơn, hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội, ngoài Rạng Đông, còn rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng hóa chất độc hại, hóa chất nguy hiểm. Việc phải sống trong môi trường đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại khiến người dân không khỏi hoang mang, lo sợ.

Quyền được sống trong môi trường trong lành

Ngày 28/8, nhà kho Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông (số 87-89 phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân) bị cháy. Theo quan trắc của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), lượng thủy ngân phát tán ra ngoài môi trường do vụ cháy từ 15,1 kg đến 27,2 kg, trong đó 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy có sử dụng thuỷ ngân lỏng có độc tính cao hơn viên Amalgam. Hầu hết lượng thủy ngân trong các bóng đèn đã phát tán ra môi trường cùng với khói và khí thải của đám cháy. Ước tính phạm vi phát tán tối đa của khói thải khoảng 1,5 km, phạm vi ô nhiễm khoảng 200 m tính từ tường rào của nhà kho và theo hướng gió có thể ảnh hưởng đến khoảng cách 500 m.

leftcenterrightdel
Nhà máy Rạng Đông khắc phục sự cố sau vụ cháy. Ảnh: L.A
leftcenterrightdel

Binh chủng Hóa học, Bộ Quốc phòng triển khai các phương án thu dọn hiện trường và tiến hành tẩy độc tại nhà máy Rạng Đông sáng 12/9. Ảnh: L.A  

leftcenterrightdel

Binh chủng Hóa học, Bộ Quốc phòng triển khai các phương án thu dọn hiện trường và tiến hành tẩy độc tại nhà máy Rạng Đông sáng 12/9. Ảnh: L.A  

leftcenterrightdel

Binh chủng Hóa học, Bộ Quốc phòng triển khai các phương án thu dọn hiện trường và tiến hành tẩy độc tại nhà máy Rạng Đông sáng 12/9. Ảnh: L.A  

Sau sự cố, trước những thông tin cảnh báo về bầu không khí đang bị nhiễm bẩn bởi khói bụi của đám cháy cũng như nguy cơ nhiễm độc thủy ngân đã khiến người dân vô cùng hoang mang, lo lắng. Đã có rất nhiều ý kiến của người dân yêu cầu chính quyền địa phương và doanh nghiệp phải công khai, minh bạch thông tin loại hóa chất phát tán ra môi trường và mức độ nguy hiểm của nó, song chính sự mâu thuẫn, chồng chéo trong giải quyết hậu quả của vụ cháy đã bộc lộ những thiếu sót trong cơ chế ứng phó sự cố của các cơ quan chức năng. Thậm chí, ngay chính người dân cũng còn đang mơ hồ về những quyền lợi của mình nơi có sự cố gây ô nhiễm môi trường.

Theo Luật sư Trương Anh Tú (Chủ tịch TAT Law firm), tại Điều 43 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”. Quy định này đặt vấn đề “quyền được sống trong môi trường trong lành” trước khi thực hiện “nghĩa vụ bảo vệ môi trường”, tức là nhà nước phải có trách nhiệm tạo ra một môi trường sống trong lành cho người dân trước khi yêu cầu họ tham gia bảo vệ môi trường. Người dân có quyền được sống trong môi trường trong lành, không bị ô nhiễm, quyền được tiếp cận với thông tin về môi trường và quyền được có tiêu chuẩn sức khỏe ở mức cao nhất có thể về môi trường sống, quyền được sử dụng các biện pháp để khắc phục, bồi thường trong những trường hợp quyền này bị vi phạm.

leftcenterrightdel

Luật sư Trương Anh Tú (Chủ tịch TAT Law firm). Ảnh: L.A  

Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ tài nguyên môi trường năm 2014 cũng có những quy định cụ thể về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường, đặc biệt là các quyền con người liên quan tới tiếp cận thông tin về môi trường như quyền khiếu nại, tố cáo, bồi thường thiệt hại về môi trường cũng đã được quy định.

Luật sư Trương Anh Tú nhấn mạnh, Luật Tiếp cận thông tin 2016 có hiệu lực từ ngày 1/7/2018 là một đạo luật có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc cụ thể hóa quyền con người trong Hiến pháp năm 2013 - đó là “quyền được biết” của dân. Tuy nhiên, việc thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trên thực tế có nhiều hạn chế. Vừa qua, người dân hoàn toàn bị “thụ động” trong việc nắm thông tin. Một số người còn chưa nhận thức đầy đủ về sự tác động của các sự cố môi trường đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của bản thân và cộng đồng dân cư.

“Việc các cấp có thẩm quyền có những kết luận khác nhau đánh giá về hậu quả của vụ cháy thể hiện sự lúng túng và thiếu kinh nghiệm, mặc dù trong luật bảo vệ môi trường đã qui định rõ ràng về trách nhiệm của chủ cơ sở sản xuất, cơ quan quản lý, các cấp chính quyền địa phương trong việc phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, xác định thiệt hại và khắc phục sự cố”, Luật sư Trương Anh Tú khẳng định. Theo đó, khi xảy ra sự cố, cần phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; tổ chức cứu người, tài sản và kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra sự cố. Người đứng đầu cơ sở, địa phương có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để kịp thời ứng phó sự cố...

Bàn về vấn đề, người dân có quyền khiếu nại tố cáo với những sai phạm của Chủ cơ sở sản xuất nơi xảy ra sự cố không? Luật sư Trương Anh Tú chia sẻ, Luật bảo vệ môi trường quy định rất cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm của chủ cơ sở sản xuất, cơ quan quản lý, các cấp chính quyền địa phương trong việc phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, xác định thiệt hại và khắc phục sự cố. Theo đó, người đứng đầu trực tiếp của tổ chức phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến hoạt động của tổ chức mình. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra; Trường hợp cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường do thực hiện nhiệm vụ được tổ chức giao thì tổ chức phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại xung quanh môi trường sống

Theo ghi nhận của PV, trên địa bàn TP Hà Nội, đặc biệt trong các tuyến phố cổ, vẫn còn tồn tại nhiều phố kinh doanh các loại sơn, keo, dung môi, hóa chất; trong đó tập trung chính ở phố hàng Vải, hàng Hòm, hàng Mành, hàng Buồm, hàng Nón... Ngoài ra trên địa bàn TP còn có nhiều cửa hàng bán hóa chất tại đường Bạch Đằng, Đê La Thành, phố Phương Mai... Mặc dù các cơ quan chức năng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhưng ý thức về phòng cháy chữa cháy của các hộ kinh doanh vẫn chưa được nâng cao, thậm chí còn rất chủ quan trước nguy cơ về cháy nổ. Vừa là nơi sinh sống, vừa là cửa hàng buôn bán hóa chất, không hề có kho chứa, các hộ dân buôn bán bày hàng chật kín lối đi, cao vút. Hiện, nhiều mặt hàng hóa chất dễ nổ, không có trong danh mục quy định nhưng vẫn được bày bán tràn lan, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ.

leftcenterrightdel

 Dày đặc các cửa hàng bán hóa chất giữa lòng phố cổ. Ảnh: L.A  

leftcenterrightdel

 Dày đặc các cửa hàng bán hóa chất giữa lòng phố cổ. Ảnh: L.A  

leftcenterrightdel

 Dày đặc các cửa hàng bán hóa chất giữa lòng phố cổ. Ảnh: L.A 

leftcenterrightdel

Thậm chí bán tràn lan, công khai ngoài vỉa hè và lòng đường. Ảnh: L.A 

Ngoài những dãy phố cổ nêu trên, còn tiềm ẩn nhiều cửa hàng, công ty kinh doanh hóa chất ở khắp nơi trên địa bàn TP Hà Nội và các tỉnh thành khác. Những người thạo công nghệ thông tin, chỉ cần một cú click chuột trên google, sau một vài giây thôi thì cũng thấy hàng chục cửa hàng hóa chất, công ty hóa chất quảng cáo, bày bán công khai, với đủ loại, từ những hóa chất dạng lỏng như Axít H2SO4, HCl; Kiềm NaOH, KOH; Nước Javen; Hydrogen peroxit… tới hóa chất tinh khiết, hóa chất tẩy rửa công nghiệp, hóa chất ngành nhựa, cao su, hóa chất bột đá, hạt nhựa; hóa chất phòng thí nghiệm, hóa chất xử lý nước thải, hóa chất nhiệt điện, hóa chất sản xuất điện tử, hóa chất xi mạ,..Tất cả những nơi đặt cửa hàng, kho hàng của các công ty kinh doanh hóa chất này, liệu đã thực sự an toàn?

leftcenterrightdel

Hàng chục cửa hàng, công ty hóa chất quảng cáo, bày bán công khai trên mạng. Ảnh: L.A 

leftcenterrightdel

Hàng chục cửa hàng, công ty hóa chất quảng cáo, bày bán công khai trên mạng. Ảnh: L.A 

leftcenterrightdel

Hàng chục cửa hàng, công ty hóa chất quảng cáo, bày bán công khai trên mạng. Ảnh: L.A 

Bà Nguyễn Thị H, một người dân sống giữa hai cửa hàng bán sơn, hóa chất trên một con phố giữa Thủ đô Hà Nội bày tỏ, sau vụ cháy Rạng Đông, tôi luôn có cảm giác bất an, lo sợ. Quanh nhà tôi toàn là những hóa chất độc hại, dễ cháy nổ, những thùng sơn như quả bom, axit đậm đặc... Nhà có người già và trẻ nhỏ nhưng mùi hóa chất lúc nào cũng quanh quẩn trong không gian sống. Qua đây, tôi mong rằng, cơ quan chức năng, những hộ kinh doanh buôn bán quanh đây cần tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật nói chung và làm theo hướng dẫn của cán bộ chức năng ở phường, quận để không có thêm một vụ "Rạng Đông" tiếp theo nào nữa.

Vụ cháy Rạng Đông nằm trên địa bàn TP, đáng lý mà nói, Hà Nội phải là đơn vị sâu sát, kịp thời, tuy nhiên, người dân nhận thấy sự lúng túng của chính quyền thành phố, không có chỉ đạo kịp thời, chậm trễ trong việc ra thông báo. Đáng nói hơn, quận Thanh Xuân còn yêu cầu thu hồi và kiểm điểm lãnh đạo phường ra cảnh báo gửi người dân trước đó, khiến dư luận đánh giá đó là sự vô trách nhiệm khiến người dân hoang mang. Qua sự việc lần này, vấn đề đặt ra cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý chặt chẽ việc kinh doanh hóa chất trong thời gian tới sẽ như thế nào? Ai đó có thể nói rằng, “mất bò mới lo làm chuồng”, tuy nhiên, với quan điểm cá nhân tôi, muộn còn hơn không!!!

 

Tại cuộc họp về sự cố cháy nổ tại Công ty Cổ phần Bóng đèn, phích nước Rạng Đông, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội, khẩn trương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng làm rõ phạm vi, giới hạn khu vực ô nhiễm môi trường, mức độ ô nhiễm; nguyên nhân; trách nhiệm liên quan; các biện pháp khắc phục; tiếp tục theo dõi, quan trắc diễn biến chất lượng môi trường, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng khẩn trương triển khai các giải pháp kịp thời ứng phó sự cố.

Đồng thời, tổ chức theo dõi, thăm khám sức khỏe kịp thời cho người dân trong khu vực bị ảnh hưởng của sự cố. Có biện pháp trước mắt giúp Công ty cổ phần bóng đèn, phích nước Rạng Đông phục hồi sản xuất, về lâu dài tiếp tục triển khai thực hiện việc di dời Công ty này và các cơ sở, nhà máy có sử dụng hóa chất độc hại, nguy hiểm ra khỏi khu vực đô thị và khu vực tập trung đông dân cư theo Kế hoạch đã được chỉ đạo.

UBND TP Hà Nội làm đầu mối công khai kịp thời thông tin về sự cố môi trường; chủ động phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để cung cấp thông tin kịp thời, chính xác. Thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Công An, Bộ Quốc phòng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam để kịp thời ra khuyến cáo áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng ngừa, đánh giá phạm vi, mức độ ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân; xây dựng chương trình theo dối, khám sức khỏe thường xuyên, định kỳ cho người dân trong khu vực bị ảnh hưởng.

Đặc biệt, hai Phó Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành rà soát, thống kê toàn bộ các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng hóa chất độc hại, hóa chất nguy hiểm và có phương án để quản lý chặt chẽ; khẩn trương xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo đúng quy định; đẩy nhanh việc xây dựng kế hoạch, lộ trình di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng hóa chất độc hại, nguy hiểm đang nằm trong khu vục đô thị hoặc khu dân cư tập trung để bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an toàn sức khỏe cho cộng đồng dân cư./.

 

Lan Anh

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra