<div>Mỗi năm Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định khoảng 125-150 báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Các dự án ĐTM và chiến lược bảo vệ môi trường với sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật của các tổ chức tài trợ quốc tế, kết hợp với sự tham gia tích cực của các cơ quan tư vấn, chuyên gia trong nước, được thực hiện trong thời gian qua đều có chất lượng tốt. Thông qua việc ĐTM và giám sát đối với các dự án khai thác khoáng sản, xây dựng nhà máy nhất là thuỷ điện, các cơ quan phụ trách đã thấy có thể cho triển khai thực hiện dự án đó, hay không, đưa ra cách phòng ngừa những tác động tiêu cực tới môi trường. Qua đó, gần 100 dự án đầu tư xây dựng đã phải thay đổi địa điểm hoặc bị từ chối cấp phép vì lý do không đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Có thể khẳng định các ĐTM là những công cụ quan trọng để phòng ngừa ô nhiễm, chống suy thoái môi trường, quản lý hiệu quả môi trường đối với các hoạt động xây dựng, kinh doanh, giúp cho kinh tế phát triển bền vững. <div style="text-align: center;"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/huyentt/2014_10/moitruongxanh6.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;"><br></div><br></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Ảnh minh họa</div><br></div><div><br></div><div>Theo bộ Công Thương, các dự án xây dựng nhà máy thuộc các ngành kinh doanh công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm cao như giấy, dệt, nhuộm, thép, hoá chất, chế biến thực phẩm,… khi triển khai sẽ tạo ra nguồn thải tác động đến môi trường. Vì vậy việc xem xét, đánh giá tác động môi trường cũng như lựa chọn các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm ngay từ khâu lập dự án là rất quan trọng. Đáng tiếc là sự thực hiện việc này còn nhiều hạn chế, bất cập do trình độ cán bộ tư vấn còn chưa đáp ứng yêu cầu, nhận thức của đơn vị chủ quản thiếu coi trọng, chất lượng báo cáo ĐTM của nhiều dự án còn thấp, biện pháp bảo vệ môi trường ít tính khả thi, công tác hậu kiểm còn lơ là, nhiều hạn chế. Để làm tốt những việc này, thắng vượt mức độ cao đối với sự thách thức môi trường, thì ngoài nỗ lực tự thân của các cơ quan, tổ chức trong nước, rất cần đến sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, như Quỹ môi trường toàn cầu GEF. Thời gian qua GEF đã giúp Việt Nam nhiều triệu USD để ngăn ngừa tình trạng môi trường xấu đi đang ngày càng gia tăng về quy mô cũng như phức tạp do chất thải nguy hại, sự giảm sút đa dạng sinh học, tác động của biến đổi khí hậu, suy thoái chất đất, nguồn nước. Tham gia cùng thế giới các chủ trương, biện pháp bảo vệ môi trường cũng là thêm ý thức coi trọng, gia tăng trách nhiệm của Việt Nam trong chiến lược tăng trưởng xanh, tránh đầu tư thuần lợi nhuận mà không xem xét đầy đủ về các yêu cầu bảo vệ môi trường.</div><div><br></div><p>Để chặn dòng ô nhiễm môi trường, cần tăng cường thanh tra, xử lý mạnh vi phạm. Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa qua đã triển khai 1.187 cuôc thanh tra đối với 3.013 tổ chức, cá nhân, trong đó có một cuộc thanh tra chuyên đề diện rộng, đã phát hiện nhiều sai phạm, kiến nghị truy thu nộp ngân sách nhà nước 1,462 tỷ đồng, thu hồi 850 ha đất, xử phạt vi phạm hành chính 840 tổ chức, cá nhân vi phạm với số tiền 51,113 tỷ đồng, phát hiện một số tổ chức cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nội dung báo cáo ĐTM đã được phê duyệt và cam kết, rơi vào các lĩnh vực xử lý chất thải nhất là chất thải nguy hại. Được biết, để thực hiện tốt hơn nữa việc bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sai phạm, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tăng cường thanh tra đột xuất, mức xử phạt sẽ rất nặng để nâng cao tính răn đe, như hành vi đổ nước thải, rác thải chưa qua xử lý ra môi trường sẽ phải phạt đến 2 tỷ đồng đối với tổ chức và 1 tỷ đồng đối với cá nhân, thay vì 500 triệu đồng như quy định cũ. Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ và bộ chức trách quản lý đối với công tác bảo vệ môi trường, loại bỏ các điểm nóng về ô nhiễm, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở, rà soát liệt kê công khai thông tin danh sách các cơ sở vi phạm về bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2015, để Luật đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo Nghị định đi kèm Luật để sớm trình Chính phủ, sau đó sẽ soạn thảo, ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định này. Bộ cũng tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, xem đây là một bước hoàn thiện cơ bản các quy định về bảo vệ môi trường, tăng cường pháp chế trong phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường đối với hoạt động đầu tư kinh doanh và mọi hoạt động kinh tế xã hội nói chung.</p><div style="text-align: right;"><b>Trung Vũ </b></div>