Trồng thêm cây gì, bớt cây gì ?

Thứ năm, 10/07/2014 03:04
(ThanhtraVietnam) - Nông nghiệp nước ta đang tái cơ cấu, trong đó có việc tái cơ cấu cây trồng, được lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các chuyên gia kinh tế nói đến nhiều, theo kiểu chữ nghĩa như thế. Chứ còn bà con nông dân hiểu cách nôm na là nên trồng thêm cây gì, bớt cây gì, dẫn theo việc tăng diện tích thứ này, giảm diện tích thứ kia, chủ yếu là với các cây lương thực và rau quả.
<p>Có sự thay đổi này là bởi vì từ chỗ trồng cấy tuỳ ý theo kiểu tự cung tự cấp của các hộ nông dân, thừa thì đem bán chút ít ngoài chợ, đến chỗ việc trồng trọt của nông dân dần chuyển sang làm ra sản phẩm hàng hoá, trồng cấy theo nhu cầu thị trường, chịu sự điều tiết bởi giá cả thương lái mua. Việc chuyển sang làm hàng hoá nông sản đã là một bước khó đối với số đông nông dân, phải làm sao nâng cao được chất lượng hạt gạo, mớ rau mình sản xuất để đáp ứng các yêu cầu về hàng hoá, thị hiếu tiêu dùng. Càng khó hơn lại là ở chỗ tìm được đầu ra cho sản phẩm, nhất là hay gặp chuyện rủi ro khi trồng cấy theo tâm lý, thấy nông sản nào bán được nhiều và giá cao thì đổ xô nhau trồng, đến lúc nhiều quá thì tụt giá, sinh lỗ và tồn đọng ế ẩm như từng xảy ra với dưa hấu, khoai lang, sắn mỳ. Trong các cây lương thực thì xưa nay lúa gạo vẫn đứng đầu ngũ cốc, xưa là vì nhu cầu tự túc lương thực của mỗi nhà, gần đây là để xuất khẩu. Bằng vào sự &nbsp;thu nhập mỗi nhà thì trồng lúa có thể hơn trồng màu, nhưng trên tổng thể của nền kinh tế thì việc xuất khẩu gạo kim ngạch thu về chỉ bằng với kim ngạch nhập khẩu các thứ sản phẩm lương thực khác để làm nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc. Vậy thì tại sao lại không dành bớt diện tích cho việc trồng cây nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, giảm bớt đi diện tích trồng lúa dù có vì thế mà giảm số lượng gạo xuất khẩu? Nhất là với những vùng đất trồng ngô, màu dễ hơn cấy lúa, năng suất, thu nhập từ ngô màu tính thành tiền cao hơn lúa.</p><p style="text-align: left;"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/huyentt/2014_7/587968origngo201310161424.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Ảnh minh họa</div></p><div>Chính vì trong tinh thần ấy mà ngành nông nghiệp phải bàn đến việc xem xét, cơ cấu lại các loại cây trồng. Như với các vùng đồng bằng lớn như đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long thì phải bàn việc tái cơ cấu ngành lúa gạo trong tái cơ cấu nông nghiệp nói chung, hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng và phát triển cây lúa trên cơ sở áp dụng khoa học công nghệ, quy trình canh tác bền vững, tổ chức lại sản xuất, tăng cường liên kết nông dân với doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường. Đồng thời chuyển bớt diện tích lâu nay vẫn cấy lúa sang trồng màu, trồng mía, cây ăn quả. Đối với vùng đất cao thì sản xuất ngô được xem là cơ hội để khỏi phải nhập khẩu mà có thể khai thác thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ngay trong nước, qua đó đem lại thu nhập cao hơn cho nông dân. Chấm dứt được tình trạng mâu thuẫn trong ngành trồng trọt nhiều năm nay là mỗi năm xuất khẩu 7 triệu tấn gạo, nhưng phải nhập khẩu ngô với số kim ngạch tương đương, năm 2013 phải nhập tới 2,26 triệu tấn ngô hạt, năm 2014 nhập khẩu ngô tăng đột biến, chỉ 5 tháng đầu năm đã nhập 2 triệu tấn ngô. Trong khi xuất khẩu gạo bị cạnh tranh khốc liệt, khả năng đang bị co lại khiến kim ngạch xuất khẩu gạo giảm xuống, thu nhập từ lúa của nông dân cũng giảm theo, nếu như thêm việc trồng ngô thì phần nhiều thu nhập của nông dân sẽ cao hơn. Hiện nay cả nước có khoảng 1,2 triệu ha ngô, sau 10 năm, năng suất trung bình tăng 10 tạ/ha, từ 34,6 tạ/ ha năm 2004, lên 44,5 tạ / ha năm 2013. Rõ ràng là việc giảm diện tích lúa thay bằng trồng ngô là có lợi và cần thiết. Vấn đề chỉ còn là chọn vùng đất trồng ngô cho thích hợp và nâng cao năng suất của cây ngô vì năng suất ngô Việt Nam hiện chỉ bằng một nửa thế giới, đứng thứ 59/ 166 quốc gia. Trồng ngô muốn có thu nhập không lỗ, lãi cao cho nông dân thì phải đạt năng suất ít nhất là 6 tấn/1 ha. Muốn như thế phải hướng dẫn cho nông dân về kỹ thuật, quy hoạch và cơ giới hoá, kết hợp thâm canh, giúp nông dân chuyển sang trồng ngô hàng hoá trên cơ sở liên doanh liên kết giữa nông dân với các doanh nghiệp từ sản xuất, bảo quản, đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Chỗ khó của nông dân là bỏ vốn cho trồng ngô cao hơn so với trồng lúa nhất là ở vùng đất khô khan khó tưới nước, hay ở những đồi đất có dốc lớn dễ trôi đất. Cần phải có các hình thức hỗ trợ nông dân trồng ngô, kể cả việc cung cấp giống ngô năng suất cao. Mới đây Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt Đề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2013, trong đó đề ra kế hoạch từ nay đến năm 2015 sẽ chuyển đổi 150.000 ha đất trồng lúa sang trồng ngô, tăng cường thâm canh, sớm đưa ngô chuyển gen vào sản xuất đại trà để đạt sản lượng 7,5 triệu tấn, phấn đấu đáp ứng 80% nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi. Đây là một Đề án hợp lý, đáng mừng cho sự phát triển kinh tế chung của đất nước cũng như thu nhập hàng năm của nhiều hộ nông dân.</div><div><br></div><div style="text-align: right;"><b>Trung Vũ</b></div><div><br></div>
huyentt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra