Xây dựng và quảng bá thương hiệu Việt

Thứ tư, 14/01/2015 10:10
(ThanhtraVietnam) - Không phải đến bây giờ nước ta đẩy mạnh kinh tế thị trường trong nước và mở rộng hội nhập kinh tế thế giới, thì hàng hoá Việt Nam mới có thương hiệu. Mà từ lâu rồi nước ta đã có một số sản phẩm nông nghiệp hay tiểu, thủ công nghiệp được ghi nhận đặc trưng tên gọi, danh thơm vượt qua khỏi luỹ trẻ làng hay phường thợ, như: lụa Hà Đông, chum, vại Hương Canh, đồng Ngũ Xá, chiếu Nga Sơn, gạch, sứ Bát Tràng, dừa Bến Tre, lụa Phú Phong, hoa Đà Lạt, nhãn Hưng Yên,...
<div><br></div><div><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/huyentt/2015_1/thuonghieu_01.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Ảnh minh họa</div><br></div><div>Có điều là những sản phẩm có tên gọi đặc trưng, kẻ xa, người gần biết đó có được chủ yếu nhờ sự ưu ái của thiên nhiên, bàn tay khéo léo của người thợ, ý thức tìm học nghề, dạy nghề cha truyền con nối của tổ nghề, làng nghề, phường thợ, chứ chưa có một sự liên kết và phổ biến rộng rãi. Danh tiếng sản phẩm dựa vào việc bán hàng tại chợ được nhiều người mua, khen, tin dùng, rồi một đồn mười, mười đồn trăm, theo kiểu tiếng lành đồn xa, chứ chưa có sự chủ động đi xa rao hàng, gọi theo cách ngày nay là quảng bá thương hiệu. Còn bây giờ sản xuất phát triển mạnh mẽ, làm ra nhiều hàng, tức cũng là phải làm sao bán được nhiều hàng để không ế ẩm, tồn kho sản phẩm, hàng mới làm ra phải bán nhanh để còn có tiền hoàn vốn vay và sản xuất tiếp. Muốn như thế, phải đem hàng đến bán ở nhiều thị trường, song cạnh tranh không dễ trong nước, càng khó cạnh tranh trên thị trường các nước. Tâm lý người mua thích mua hàng mà chất lượng tốt đã có sự khẳng định dài lâu, chắc chắn, tên gọi, nhãn mác đã hấp dẫn, tin cậy. Không đáp ứng điều đó của người mua, hàng khó có thể bán chạy.<br></div><div><br></div><div>Vì thế hàng hoá của Việt Nam muốn bán được nhiều thì phải phát huy, quảng bá các thương hiệu đã thành danh và xây dựng phong phú, đa dạng thương hiệu hàng Việt mới, đăng ký thương hiệu theo pháp luật trong nước và quốc tế, phát triển thêm thị trường với các phương thức giới thiệu, quảng bá thương hiệu mới. Sau những lạ lẫm, ngơ ngác, thua dại ban đầu làm cho hàng Việt Nam ít nơi biết đến, kém sức cạnh tranh, một số thương hiệu giá trị cao bị thiên hạ cướp mất, các cơ quan nhà nước trông nom về kinh tế, thương mại và giới sản xuất, kinh doanh hàng Việt đã có sự bừng tỉnh, bảo nhau cùng ra sức xây dựng và bảo vệ, quảng bá thương hiệu hàng Việt Nam. Một chương trình xây dựng thương hiệu đã tiến hành và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sau hơn mười năm thực hiện, có sự hướng dẫn, cổ vũ của Bộ Công Thương, chương trình này đã đạt một số hiệu quả bước đầu, cũng như gợi mở thêm nhiều vấn đề. Như, các doanh nghiệp cần nâng cao thêm ý thức chung tay xây dựng thương hiệu, nhất là với hàng xuất khẩu. Gìn giữ các thương hiệu truyền thống, cũng như xây dựng thương hiệu mới đều cần gắn liền với các giá trị lịch sử, văn hoá dân tộc. Các sản phẩm hàng hoá thương hiệu Việt vừa phải tốt chất lượng, đẹp mẫu mã, vừa phải chú ý đáp ứng &nbsp;thị hiếu của người mua ở mỗi thị trường mà đem đến cho họ cái họ muốn mua, chứ không chỉ là cái người bán xem là có giá trị. Phải giới thiệu, chứng minh cho thế giới biết hàng Việt Nam thực sự tốt như thế nào, tạo ra những hàng hoá mà thương hiệu uy tín, đặc sắc Việt Nam, song giá cả cạnh tranh, lại vẫn đem lại lợi nhuận cao. Thương hiệu hàng Việt phải đáp ứng các điều kiện của thế giới về thân thiện môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có sự chăm lo tốt quyền lợi của người lao động như thời gian làm việc, điều kiện sinh hoạt, lương tháng, bồi dưỡng làm thêm, ăn giữa ca,.... Trên cơ sở ấy, mỗi doanh nghiệp phải nỗ lực tự thân và phối hợp với nhà nước xây dựng chiến lược dài lâu cho thương hiệu Việt.</div><div><br></div><div>Nước ta đã có không ít hàng hoá đạt thương hiệu quốc gia do Hội đồng thương hiệu quốc gia công bố, song chúng ta còn chưa có chiến lược ở tầm quốc gia để đưa các thương hiệu hàng hoá vươn ra toàn cầu, mà còn bị người ta mua hàng của ta về rồi dán nhãn mác của họ, hoặc ta mới chỉ làm gia công, cung cấp nguyên liệu thô cho các hãng sản xuất danh tiếng trên thế giới, khiến kim ngạch thực lãi của các mặt hàng xuất khẩu còn rất thấp. Bởi thế, việc xây dựng thương hiệu quốc gia đòi hỏi một chiến lược dài hạn dựa trên nền tảng lợi thế cạnh tranh của hàng Việt Nam nói chung và khả năng đặc trưng của mỗi doanh nghiệp nói riêng. Khoa học, công nghệ phải góp phần vào việc nâng cao chất lượng hàng Việt, giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh. Doanh nghiệp rất cần tiếp cận thông tin thị trường thế giới của một hệ thống thông tin chuyên nghiệp ở tầm quốc gia, nhà nước cần hỗ trợ việc này, cũng như giúp thêm cho những thương hiệu mạnh tiến ra nước ngoài. Bộ Công Thương, các tham tán thương mại, Trung tâm xúc tiến thương mại, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) nên là một cầu nối để các dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam đến được với thị trường quốc tế. Hiện nay các doanh nghiệp của ta hãy còn xây dựng thương hiệu Việt theo cách có điều kiện đến đâu làm đến đấy, khi nào có &nbsp;doanh thu lợi nhuận kha khá thì mới làm, còn không thì buông xuôi. Trong khi những công ty lớn của thế giới thành công kinh doanh vì xây dựng thương hiệu dài hạn, có ý thức vươn xa và chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Mỗi doanh nghiệp của họ đều có cách tiếp cận khách hàng khác nhau, khi đã tiếp cận được rồi thì họ có chiến lược duy trì lòng tin của khách, có dịch vụ hậu mãi. Thiển nghĩ, các doanh nghiệp nước ta cũng nên học họ ít nhiều, đồng thời tăng vốn đầu tư, lắp đặt máy móc công nghệ hiện đại, liên tục cải tiến mẫu mã để đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu. Chiến lược thương hiệu Việt đòi hỏi sự liên kết lẫn nhau giữa các doanh nghiệp để đẩy mạnh thương hiệu ngành hàng nhất là những lĩnh vực lợi thế như nông sản, thuỷ sản, du lịch. Đáp ứng các yêu cầu thị trường và thực hiện các giải pháp trên, tin rằng sang năm 2015, thương hiệu Việt sẽ mở rộng phạm vi phổ biến, chiếm lĩnh thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao.</div><div style="text-align: right;"><b><br></b></div><div style="text-align: right;"><b>Trung Vũ</b></div><div><br></div>
huyentt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra