Bài 1: “Con tàu Việt Nam” đang ở đâu?
Thứ hai, 14/07/2014 14:52 (GMT+7)
Cải cách là tạo tiền đề cho phát triển. Cải cách không phải là khẩu hiệu hay ý muốn chủ quan của một cá nhân, một nhóm người mà nó xuất phát từ chính nhu cầu nội tại, từ chính thực tiễn đất nước trên con đường phát triển đòi hỏi phải có những chuyển biến mới, gấp rút hơn, mạnh mẽ hơn để tiến kịp thời đại.
<p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><b><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Con
tàu và người thuyền trưởng<o:p></o:p></span></b></p><p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Hơn một trăm người
chết và gần hai trăm người mất tích (đa phần là học sinh) – đó là hậu quả từ vụ
tai nạn chìm phà hết sức thương tâm xảy ra vào trung tuần tháng 4/2014 tại Hàn
Quốc khi chuyến phà này đang theo lộ trình từ Incheon đến đảo Jeju. Cú rẽ đột
ngột bởi người nữ thuyền phó mới 25 tuổi là nguyên nhân dẫn đến chiếc phà cùng
với hơn 400 hành khách chìm sâu dưới lòng biển cả. <o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Có lẽ sẽ chẳng bao
giờ có vụ tai nạn thương tâm trên nếu như chuyến phà trên được điều khiển bởi
một người lái già dặn kinh kiệm, bình tĩnh và quyết đoán. Nhưng với chuyến phà Sewol định mệnh, điều đó đã không xảy ra. <o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Càng ngỡ ngàng hơn
khi kết quả điều tra sau vụ tai nạn, người ta phát hiện ra rằng phà Sewol đã
được “độ” lại để tăng thêm số lượng hành khách, vượt quá tiêu chuẩn kỹ thuật
cho phép. Nói đúng hơn, cú rẽ đột ngột bởi tay lái “non” của người nữ thuyền
phó tuổi 25 chỉ là một chất xúc tác, còn chuyến phà bị chìm lại xuất phát từ
một nguyên nhân khác sâu xa hơn, nguy hiểm hơn: lỗi hệ thống kỹ thuật.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Câu chuyện về
chuyến phà Sewol ở Hàn Quốc bất giác làm người ta chợt liên tưởng đến những con
tàu khác lớn hơn: những quốc gia đang trên con đường đổi mới, kiếm tìm một
hướng đi mới thực sự phù hợp để phát triển. Những quốc gia này cũng như những
con tàu đang cố gắng vươn ra biển lớn để hội nhập với thế giới. Và trên con
đường kiếm tìm hướng đi và hội nhập đó, những con tàu này không thể thiếu được
vai trò của người thuyền trưởng – những người lãnh đạo đất nước thực sự sáng
suốt, quyết đoán, phải có tâm và có tầm. <o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Những người lãnh
đạo mà bằng tài năng và kinh nghiệm của mình đủ sức tỉnh táo để biết rằng mình
đang là người lái tàu thực sự chứ không phải là một symbol, và phải biết làm gì
để đoàn kết các thủy thủ trên tàu trong một hành trình đầy gian nan, và cũng
biết phải làm gì để có thể chèo lái con tàu tránh những bãi đá ngầm, những cạm
bẫy.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> được xem là
một con tàu trên lộ trình vươn ra biển lớn. Vươn ra biển – hội nhập thế giới và
phát triển đó là khát vọng chung của cả dân tộc. <o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Nhưng “con tàu
Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region>”
đang ở đâu trên lộ trình đó? Và để vươn ra biển lớn thì cần phải có những điều
kiện gì? Câu hỏi đó không phải bây giờ mới được đặt ra, mà dường như trong suốt
nhiều thập kỷ qua, những người lãnh đạo Việt Nam có tư tưởng đổi mới đã và đang
cố gắng đi tìm câu trả lời đó, những câu trả lời không phải thuần túy về mặt lý
thuyết mà đòi hỏi cần phải trải qua thực tiễn.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><b><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Cải
cách là nhu cầu tất yếu<o:p></o:p></span></b></p><p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Những thành tựu mà
Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region>
đạt được sau gần 30 năm tiến hành công cuộc Đổi mới là điều không thể phủ nhận.
Song dường như những thành tựu đó chưa phải là tất cả. Những thành tựu đó hình
như cũng chưa xứng tầm với tiềm năng của một dân tộc. Đó là chưa kể đến sự
nghiệp Đổi mới kia về bản chất cũng là thực hiện những điều mà các quốc gia
khác đã làm từ trước đó (có quốc gia đã làm trước đó hàng trăm năm), đơn giản
như việc để cho dân được quyền tự lo lấy cơm ăn áo mặc, nhà nước không can
thiệp quá sâu vào kinh tế cá thể, công nhận sự tồn tại của nền kinh tế thị
trường và nó vận hành theo quy luật khách quan vốn dĩ của nó,… Người ta vẫn còn
chưa quên “cái đêm hôm ấy”, người ta vẫn còn nhắc cho nhau nghe về những câu
chuyện trước và sau đêm đổi mới, những cú “xé rào” ở Long An, Thái Bình, Vĩnh
Phúc…<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Tuy nhiên, nếu
nhìn vào một bình diện rộng hơn, với một đất nước vừa thoát ra khỏi xích xiềng
gần 100 năm bị người Pháp đô hộ và liền ngay đó lại phải bước vào hai cuộc
chiến tranh giữ và thống nhất đất nước kéo dài suốt 30 năm (chưa kể đến nền
kinh tế bao cấp đã ăn sâu, bám rễ vào nếp nghĩ của nhiều người) thì ở một góc
độ nào đó, với những nhận thức và tư duy trên của người lãnh đạo đất nước vào
thời điểm tiến hành sự nghiệp Đổi mới có thể được xem là những tiến bộ đáng ghi
nhận.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Nhưng đó là câu
chuyện của thế kỷ 20. Còn trong thế kỷ 21, khi thế giới đã và đang có những
chuyển biến mạnh mẽ có thể tính bằng ngày; khi quan hệ “đa cực” giữa các nước
thay thế cho quan hệ “hai cực Xô – Mỹ” trước đây; khi các quốc gia hướng đến
“đối tác chiến lược” để hợp tác cùng nhau thay vì những “liên minh chính trị -
quân sự” đơn thuần; khi mà thời kỳ mà các quan hệ quốc tế đã phát triển tới mức
không một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù thuộc hệ thống kinh tế xã hội nào có
thể tồn tại và phát triển mà không chịu sự tác động chung ấy; khi mà quá trình
biến đổi từ một nền kinh tế thế giới bao gồm nhiều nền kinh tế quốc gia sang
nền kinh tế toàn cầu, từ sự phát triển kinh tế theo chiều rộng sang phát triển
kinh tế theo chiều sâu và những thành tựu khoa học – công nghệ đã cho thấy loài
người đang quá độ từ nền sản xuất vật chất sang nền sản xuất tinh thần – cơ sở
vật chất của xã hội tương lai thì vấn đề đặt ra cho Việt Nam hôm nay là phải
nhanh chóng thay đổi chính mình để có thể phù hợp với xu thế chung đó. Chỉ khi
phù hợp thì mới có thể hội nhập và phát triển. <o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman""><b>Cải cách, đổi mới
là điều kiện cần đối với Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region>
lúc này.</b><o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Năm 1400, sau khi
cướp ngôi nhà Trần và lên làm vua, cùng với những hành động tăng cường sức mạnh
quân sự nhằm phòng thủ đất nước trước dã tâm xâm lược của nhà Minh ở phương
Bắc, Hồ Quý Ly đã tiến hành những cải cách sâu rộng trên các lĩnh vực kinh tế,
tiền tệ, văn hóa, giáo dục. Nhưng cuộc cải cách có một không hai trong lịch sử
(và cũng được đánh giá là tiến bộ nhất trong lịch sử phong kiến Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region>) rốt cục đã
thất bại. <o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Sự thất bại trong
cải cách của Hồ Quý Ly (cùng với thất bại của cuộc kháng chiến) sau này nhiều
sử gia đều nhận định là do mất lòng dân vì thiếu tính chính danh. Tính chính
danh – bao giờ cũng là một lợi thế đối với người lãnh đạo khi tiến hành cải
cách. Bài học lịch sử đến hôm nay vẫn vẹn nguyên giá trị. <o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Sự tự chuyển biến
về tư duy nhận thức của một bộ phận những người lãnh đạo ở Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> hiện nay có
ý nghĩa rất quan trọng. Và công cuộc đổi mới chỉ thực sự thành công và có ý
nghĩa khi nó phải xuất phát từ chính nội tại, từ nhu cầu tất yếu của đất nước,
phải xem đó là đòi hỏi của lịch sử chứ không phải (và cũng không thể) mang tính
nhất thời.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal">
</p><p class="MsoNormal" align="right" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:
auto;text-align:right;line-height:normal"><b><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Lưu
Thủy<o:p></o:p></span></b></p>
hangnt