Bài 1: Kinh tế VN đang lệ thuộc vào khai thác tài nguyên

Thứ bảy, 19/07/2014 12:14
(ThanhtraVietnam) - Trong ba thập kỉ qua, Việt Nam đã có những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng. Các thành tựu này đã đóng góp đáng kể cho nỗ lực phát triển kinh tế, an sinh xã hội và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, các thành tựu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tromg thời gian qua đã phụ thuộc khá nhiều vào tài nguyên thiên nhiên.
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:Arial">“Bẫy tăng trưởng” kinh tế<o:p></o:p></span></b></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">Công tác quản lý hoạt động khai thác tài nguyên của nước ta hiện nay còn nhiều bất cập và dẫn đến những hệ lụy như cạn kiệt hay suy thoái tài nguyên, hủy hoại môi trường và tác động tiêu cực đến cuộc sống cộng đồng địa phương. Ngoài ra, minh bạch trong công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên còn hạn chế và phần nào làm gia tăng những hệ lụy tiêu cực cho xã hội.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">Nền kinh tế Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> duy trì được một tốc độ khá cao trong một thời gian khá dài. Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng đó có hai đặc trưng nổi bật và dường như nghịch lí: một là tính không bền vững; hai là chậm nâng lên “đẳng cấp cao” về trình độ và chất lượng. Nói cách khác, nền kinh tế nước ta được duy trì quá lâu trong đẳng cấp “giá trị gia tăng thấp”. Hai đặc trưng này có quan hệ nội tại chặt chẽ với nhau.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/anhtl/2014_7/anh11.jpg" width="500px"></div></span></p><p class="MsoNormal" align="center" style="text-align:center"><i><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Times New Roman&quot;; color:blue">Tăng trưởng kinh tế Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> hiện nay lệ thuộc quá nhiều vào khai thác tài nguyên thiên nhiên.<o:p></o:p></span></i></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify">Về mặt lý thuyết và đã được kiểm định trong thực tiễn sự phát triển của nhiều nền kinh tế, đa số các nền kinh tế phát triển trình độ thấp khi mới bước vào quỹ đạo phát triển hiện đại ít nhiều đều dựa (thậm chí phụ thuộc) vào việc khai thác tài nguyên để tạo cơ sở tăng trưởng ban đầu. Nhưng đó cũng là một “cái bẫy tăng trưởng” hiệu nghiệm. Đơn giản vì nó là “cách thức tốt” để nhanh chóng đáp ứng khát vọng tăng trưởng “dễ dàng” mà không cần có những nỗ lực đặc biệt và kiên trì.</p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">Trên thế giới, nhiều nước đã không thoát khỏi cái bẫy tăng trưởng “dễ dàng” này. Chỉ có một số nước, do ít tài nguyên và do ý thức đua tranh phát triển đúng cách, đã cố gắng rút ngắn gia đoạn này, nhanh chóng vượt qua nó để chuyển sang nấc thang phát triển cao hơn – nấc thang công nghiệp chế biến, chế tạo dựa vào liên tục nâng cấp và đổi mới công nghệ. Trong số ít này, nổi bật nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Những nền kinh tế này đã nhanh chóng trở thành “rồng”.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">Cách thức tăng trưởng tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, mặc dù là nước đi sau, có sẵn kinh nghiệm từ thực tiễn của các nước đi trước, song rất tiếc, lại giống với đa số - bị “sập bẫy” – chứ không đi theo cách của số ít trở thành “rồng”.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:Arial">Mô hình tăng trưởng bất hợp lý<o:p></o:p></span></b></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">Sơ đồ dưới đây (ảnh 2.2) mô tả lại tiến trình phát triển kinh tế chung của nhân loại và định vị trình độ phát triển của Việt Nam trong tiến trình đó: Việt Nam vừa mới thoát khỏi trình độ kinh tế tự nhiên – nông nghiệp để chuyển sang nấc thang thứ hai – nước thu nhập trung bình trình độ thấp, nghĩa là mới bắt đầu bước vào quỹ đạo của phát triển công nghiệp.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">Nghĩa là Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> đang ở vị trí giao thao của hai phương thức tăng trưởng: phương thức nông nghiệp cổ truyền, dựa vào khai thác tài nguyên và phương thức thị trường – công nghiệp vừa mới xác lập chưa lâu còn rất non yếu.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/anhtl/2014_7/anh22.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;"><i><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Times New Roman&quot;; mso-fareast-font-family:Calibri;color:blue;mso-ansi-language:EN-US;mso-fareast-language: EN-US;mso-bidi-language:AR-SA">Mô hình tăng trưởng kinh tế bất hợp lý của Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> hiện nay.</span></i><br></div></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">Về mô hình, cho đến nay, Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi phương thức tồn tại chủ yếu dựa vào “khai thác tự nhiên” (giai đoạn zero ở sơ đồ trên). Tỉ trọng nông dân và dân cư nông thôn tuy giảm khá nhanh song vẫn còn cao (hiện chiếm khoảng 60% dân số) với trình độ canh tác thô sơ và năng suất lao động còn rất thấp là bằng chứng của “đẳng cấp” phát triển đó.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">Vấn đề đối với Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> hiện nay là ở chỗ:<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">i)&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Duy trì quá lâu và nỗ lực khai thác tài nguyên như một phương hướng phát triển được ưu tiên (do các chính sách mang tính “khuyến khích” rất cao) đến mức “tận khai”, “cạn kiệt” nguồn tài nguyên quốc gia.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">ii)&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Sử dụng nguồn lực hiện đại (vốn lớn, công nghệ hiện đại, thị trường toàn cầu) để tăng tốc khai thác tài nguyên, đẩy mô hình khai thác tài nguyên (đẳng cấp phát triển thấp nhất) đến “đỉnh cao” của chính nó nhờ cac công cụ hiện đại. Nhờ đó, trạng thái “tận khai”, “cạn kiệt” đến nhanh hơn, tốc độ suy thoái môi trường được đẩy lên cao, chi phí môi trường lớn và phát triển trở nên kém bền vững rất nhanh.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">iii)&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Không nỗ lực phát triển công nghiệp chế biến theo đúng cách hiện đại nên “mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu” được tuyên bố là định hướng chiến lược thực chất là mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu tài nguyên thô là chủ yếu.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">Cả hai đặc trưng nhận dạng nói trên đều làm cho mô hình tăng trưởng của Việt Nam khác biệt hẳn các mô hình thành công của các nước khu vực Đông Á. Sự khác biệt đo theo hướng đối lập: không chủ yếu dựa vào nguồn lực “động” có triển vọng lâu dài và căn bản đối với phát triển – nguồn nhân lực có kỹ năng, không định hướng gia tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến với công nghệ ngày càng cao để tạo thành động lực tăng trưởng mạnh và bền. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">Trong vòng hơn 20 năm qua, tất cả các thành phần kinh tế của Việt Nam, kể cả kinh tế nhà nước, “mọi ngành, mọi nhà” đều ra sức “đào” và “chặt”, ra sức xuất khẩu (bán cho nước ngoài) tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia có thể. Và vì đất nước ta đủ “giàu và đẹp” nên trong vòng 25 năm qua, nỗ lực “tận khai” đó vẫn còn duy trì sự đóng góp mạnh mẽ vào thành tích tăng trưởng kinh tế chung. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">Đến bây giờ, năng lực đó hầu như đã đạt đến mức tối đa, nhiều loại tài nguyên gần như đã cạn kiệt, môi trường đã bị suy thoái nghiêm trọng. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><i><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:Arial">(còn nữa)<o:p></o:p></span></i></p> <p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:Arial">PGS.TS Trần Đình Thiên (Viện trưởng Viện Kinh tế Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place>)<o:p></o:p></span></b></p>
anhdt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra