<p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><b><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Mềm dẻo về chủ
thuyết</span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Về chủ thuyết, học
thuyết Marx – Lenin lâu nay được xem là nền tảng cơ sở lý luận, là “kim chỉ nam”
cho mọi hành động của ĐCSVN và là định hướng để Việt Nam tiến lên xây dựng CNXH.
Khoan hãy bàn đến tính đúng – sai của học thuyết Marx – Lenin mà hãy nói về
cách tiếp cận và vận dụng học thuyết này ở Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> hiện nay, có lẽ sẽ còn nhiều
điều đáng bàn. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Những giá trị to
lớn (về tư tưởng triết học, về kinh tế - chính trị, về CNXH) mà Marx và Lenin
đã đóng góp trong học thuyết của mình là điều mà cả thế giới phải ghi nhận,
song bên cạnh đó, cũng cần phải bình tâm để mà nhận ra rằng dù bất kì học
thuyết nào cũng đều có những hạn chế lịch sử của nó. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Vấn đề đặt ra cho
Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region>
hiện nay là cần nhìn nhận học thuyết Marx – Lenin bằng một góc nhìn mềm dẻo
hơn, không thể xem là một thứ kinh kệ để rao giảng hay đặt nó trong một “môi
trường xơ cứng”. Cụ thể hơn là nên tiếp thu những yếu tố tích cực và phù hợp,
loại bỏ những yếu tố không phù hợp với thực tiễn đất nước cũng như tình hình
của thế giới mới. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Cũng như với vị
trí địa lí đầu cầu, Việt Nam đã tiếp nhận ảnh hưởng từ mọi luồng văn hóa (Trung
Quốc, Ấn Độ, Phương Tây,…) nhưng đã “tiếp biến” đi cho phù hợp, hài hòa và làm
giàu có nền văn hóa của mình thì với chủ thuyết Marx – Lenin, cũng cần phải có
một thái độ, tiếp nhận mang tính uyển chuyển hơn.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><b><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Tôn trọng quy luật
kinh tế</span></b><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial;mso-fareast-font-family:
"Times New Roman""><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Năm 2007, tốc độ
tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> đạt 8,46%. Đây cũng là chỉ số
GDP cao nhất trong vòng 10 năm (2001 – 2010). Cũng năm 2007, GDP bình quân đầu
người của Việt Nam tăng gấp 2 lần năm 2001, thu ngân sách, kim ngạch xuất nhập
khẩu tăng khoảng 4 lần năm 2001.<b> [1]</b> Năm 2007 cũng được xem là năm Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> đạt được
những thành công về mặt đối ngoại và kinh tế, đặc biệt là sự kiện gia nhập WTO
(1/2007).<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Tuy nhiên, năm
2007 cũng là năm mà người ta nhận ra cùng với sự tăng trưởng kinh tế tưởng
chừng như khả quan thì nền kinh tế Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> hiện tại cũng đang bộc lộ nhiều
hạn chế, nhất là khi có biến động. Đặc biệt, cùng với gia nhập WTO là hoàng
loạt cam kết đa phương (cam kết tuân thủ các Hiệp định của WTO) mà Việt <st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region> phải ký kết và tuân thủ đã càng làm cho
những hạn chế (cố hữu) này của nền kinh tế Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> càng bộc lộ rõ hơn.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Từ thực tế trên,
một điều cấp thiết đặt ra lúc này là Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ
hơn nữa về kinh tế. Sự thay đổi đó phải được bắt đầu bằng sự thay đổi về sự
nhận thức và định hướng lại nền kinh tế. Sự nhập nhằng trong việc hòa trộn giữa
hai khái niệm “kinh tế thị trường” và “định hướng xã hội chủ nghĩa” đã dẫn đến
một hệ quả là trong khi một nền kinh tế thị trường thực sự với cơ chế tác động
với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng
hoá, dịch vụ trên thị trường chưa hoàn thiện thì bên cạnh đó, những dấu tích
của một nền kinh tế bao cấp, quan liêu tập trung vẫn song song tồn tại. Chính
điều này đã khiến nền kinh tế không thể phát triển mà rơi vào trạng thái “giằng
co”.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Sự không rõ ràng
và thiếu nhất quán về một đường lối định hướng phát triển kinh tế <b>[2] </b>đã khiến kinh tế không thể<b> </b>bứt phá lên
được. Kinh tế phục vụ cho chính trị, và đến lượt mình, chính trị lại hỗ
trợ cho kinh tế phát triển thông qua hệ thống các đường lối, chính sách, hành
lang pháp luật. Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn mà nhìn nhận ra rằng, giữa chính
trị và kinh tế vẫn có những điểm khu biệt, chính trị có quy luật riêng và kinh
tế cũng có quy luật phát triển riêng của nó. Việc khẳng định kinh tế phải “đảm bảo
tính định hướng xã hội chủ nghĩa” thực chất là sự nhầm lẫn (hay đánh tráo?)
khái niệm, trong đó quy luật kinh tế đã bị quy luật chính trị áp đặt lên.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Và càng mâu thuẫn
hơn khi “định hướng xã hội chủ nghĩa” cũng vẫn đang là một khái niệm mịt mờ. Có
lẽ nên thông cảm cho đồng chí TBT Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí phát biểu rằng:
“Đến cuối thế kỷ này chưa chắc đã có CNXH hoàn thiện ở Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region>”. <b>[3]</b>
Với câu nói trên, trong cương vị người đứng đầu Đảng, dường như đồng chí Tổng
bí thư đã dám thừa nhận sự thực của vấn đề, một sự thực mà không phải ai cũng
có đủ can đảm để nói ra.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><b><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Phát huy dân chủ</span></b><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman""><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Trong tiến trình
cải cách, một nhân tố không thể không đề cập đến khi Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> tiến hành
cải cách đó là cần dân chủ hóa hơn nữa trong đời sống xã hội. Dân chủ ở đây phải
được hiểu theo đúng nghĩa của nó, tuyệt nhiên thể biến hay xem dân chủ là một
công cụ hay “lá bài” để thực hiện các mưu đồ chính trị. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Cần nhấn mạnh rằng
trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, phát huy các yếu tố
nội lực, nội sinh có vai trò rất quan trọng. Nếu không có những giải pháp tích
cực, hiệu quả để nâng cao khả năng, trình độ, sức mạnh, trí tuệ, tài năng, bản
lĩnh, phẩm hạnh của con người Việt Nam - sức mạnh của cả dân tộc thì hoặc sẽ bị
đánh bật ra khỏi dòng chảy của thời đại hoặc sẽ bị nhấn chìm trong dòng chảy
đó.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Và dân chủ ở đây
là dân làm chủ, chứ không phải biến người dân thành tư cách của một nạn nhân
cho những trò chơi chính trị ngầm. “Dân chủ không phải là ban ơn, không phải là
mở rộng dân chủ hay dân chủ mở rộng… Dân chủ là quyền của dân, với tư cách là
người làm nên lịch sử, không phải là ban phát - do tấm lòng của người lãnh đạo
này hay người lãnh đạo kia. Thực chất của dân chủ là khơi thông trí tuệ của
toàn dân tộc và đưa đất nước đi lên kịp thời đại...”.<b> [4]</b><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Sức dân mệt thì
quốc gia không thể hưng thịnh, chắc chắn thế. Nhân dân cũng đòi hỏi những thay
đổi phải được thực hiện bằng những việc làm cụ thể với những lộ trình cụ thể và
rõ ràng, không phải bằng những bài diễn văn dài dòng hay những phát biểu hùng
hồn mà khoảng cách giữa nó với lời hứa suông không đáng bao nhiêu. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Thay cho lời kết: Những
khái niệm “đổi mới”, “cải cách”, “thay đổi”,.. xuất hiện trong thời gian gần
đây ngày một nhiều. Thậm chí, ngay trong cả cuộc hội thảo, tọa đàm do nhà nước
tổ chức hẳn hoi, người ta cũng không hề ngần ngại phát biểu rằng “cải cách –
cái gốc vẫn là thể chế”. Có lẽ đó là dấu hiệu đáng mừng. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Qua đó cho thấy
rằng, nhu cầu đổi mới không phải là do “một nhóm”, một ý muốn chủ quan hay một
khuynh hướng trong Đảng mà nó xuất phát từ chính như cầu nội tại, của chính
thực tiễn đất nước trên con đường phát triển đòi hỏi phải có những chuyển biến
mới, gấp rút hơn, mạnh mẽ hơn để tiến kịp thời đại.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Sự thay đổi đó
phải được thực hiện bởi những người lãnh đạo có tâm và có tầm, phải có lộ trình
và một hệ thống chính sách ngắn, trung và dài hạn phù hợp với mỗi giai đoạn cụ
thể. Sự thay đổi đó phải được thực hiện dựa trên sự phát huy cao độ tính dân
chủ, tinh thần đoàn kết của toàn dân, phát huy tối đa sức mạnh nội sinh của dân
tộc và tận dụng tối đa thời cơ đến từ bên ngoài. Chỉ có như vậy, con tàu Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> mới có thể
vượt ra biển lớn an toàn.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">-------------------------------------------------------------------------------------------<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><b><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">[1]:</span></b><i><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">
Tình hình Kinh tế - Xã hội Việt Nam 10 năm 2001 - 2010, Tổng cục Thống kê, NXB
Thống kê, Hà Nội - 2011.</span></i><span style="font-size:10.0pt;font-family:
Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman""><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><b><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">[2]:</span></b><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">
<i>Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tại Hội nghị lần
thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X) về tiếp tục hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, 2008.</i><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><b><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">[3]</span></b><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">:
<i>Phát biểu mở đầu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên thảo luận về Dự
thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tại Quốc hội sáng ngày 23/10/2013.</i><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:auto;
text-align:justify;line-height:normal"><b><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">[4]:</span></b><i><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">
Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì? - Trần Xuân Bách (1924 - 2006), nguyên Ủy viên
Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng.</span></i><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman""><o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" align="right" style="mso-margin-top-alt:auto;mso-margin-bottom-alt:
auto;text-align:right;line-height:normal"><b><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial;mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Lưu
Thủy<o:p></o:p></span></b></p>