<p style="margin-top:12.0pt;text-align:justify" class="MsoNormal"><span style="font-size: 10pt; font-family: Arial;" lang="ES-PR">Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn giá trị văn hoá của các
dân tộc, trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, Sở Văn
hoá, Thể thao và Du lịch đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng, triển khai kế
hoạch hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc bản địa ở Đắk
Lắk. <o:p></o:p></span></p>
<p style="margin-top:12.0pt;text-align:justify" class="MsoNormal"><span style="font-size: 10pt; font-family: Arial;" lang="ES-PR">Đắk Lắk là một tỉnh gồm nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, tính đến
nay đã có tới 44 dân tộc trên khắp mọi miền đất nước di cư về đây, với số dân hiện nay khoảng trên 1,8 triệu
người, trong đó đồng bào dân tộc Êđê, M’nông chiếm 30% dân số trong toàn tỉnh.
Chính vì vậy mà bức tranh văn hoá ở đây cũng rất phong phú đa sắc màu đặc biệt
là văn hóa dân tộc bản địa. Bên cạnh đó Đắk lắk còn là một tỉnh có truyền thống
đấu tranh cách mạng đáng ghi nhận điều này đã được minh chứng từ hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tuy là một tỉnh có nhiều tiềm năng
kinh tế, nhưng đến nay Đắk Lắk vẫn còn trong tình trạng là tỉnh chậm phát triển,
mặt bằng xuất phát còn thấp, tích lũy nội bộ của nền kinh tế địa phương còn
khiêm tốn. Trong những năm qua, Đắk Lắk đã không ngừng khắc phục khó khăn, từng
bước nỗ lực vươn lên trên nhiều mặt để nhanh chóng hội nhập cùng cả nước. Công
tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc được coi là mục tiêu cấp bách,
quan trọng hàng đầu, nhằm bảo vệ nền văn hóa dân tộc trong xu thế hội nhập.
Trong những năm qua, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lich Đắk Lắk đã rất nổ lực tổ
chức nhiều họat động nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá như phục dựng
lễ hội; khôi phục nghề thủ công; mở lớp đào tạo trình diễn chiêng cho giới
trẻ…Đây là những hoạt động thực tế sát thực với công tác bảo tồn văn hoá. Cũng
như việc triển khai Quyết định 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ngày Văn
hoá các dân tộc Việt Nam. <o:p></o:p></span></p>
<p style="margin-top:12.0pt;text-align:justify" class="MsoNormal"><span style="font-size: 10pt; font-family: Arial;" lang="ES-PR">Căn cứ vào đặc điểm và tình hình thực tế của địa phương, Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch đã xây dựng kế hoạch bảo tồn văn hoá của các dân tộc thiểu số.
Trong đó đã xác định mục tiêu chính trọng tâm vẫn là việc bảo tồn văn hoá các
dân tộc bản địa, phối hợp với địa phương và bà con phục dựng lại các nghi lễ,
lễ hội; nghề thủ công truyền thống… nhằm khơi dậy lòng tự hào của dân tộc mình
với nhiều việc làm cụ thể như: xây dựng Đề án “Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa
cồng chiêng Đắk Lắk; tiến hành điều tra cồng chiêng của các buôn làng đồng bào
Êđê; công tác truyền dạy đánh cồng chiêng cho con em đồng bào dân tộc tại chỗ;
việc phục hồi lễ hội truyền thống gắn với văn hóa cồng chiêng đã được tiến hành
đồng bộ, có hiệu quả.<o:p></o:p></span></p>
<p style="margin-top:12.0pt;text-align:justify" class="MsoNormal"><span style="font-size: 10pt; font-family: Arial;" lang="ES-PR">Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các địa phương trong
tỉnh tổ chức các cuộc liên hoan văn hóa cồng chiêng thu hút hàng trăm nghệ nhân
diễn tấu cồng chiêng trong toàn tỉnh tham gia, góp phần quan trọng vào việc bảo
tồn không gian văn hóa cồng chiêng Đắk Lắk nói riêng và cồng chiêng Tây Nguyên
nói chung.<o:p></o:p></span></p>
<p style="margin-top:12.0pt;text-align:justify" class="MsoNormal"><span style="font-size: 10pt; font-family: Arial;" lang="ES-PR">Tiến hành phục hồi lại các lễ hội như lễ cúng bến nước; lễ cúng sức
khoẻ; lễ rước Kpan…. Và nhiều nghi lễ vòng đời người khác những ngày diễn ra
các lễ hội thực sự trở thành ngày hội của cộng đồng, đây cũng là dịp giao lưu
văn hóa, thắt chặt thêm tình đoàn kết dân tộc để mọi người có ý thức gìn giữ,
phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa lễ hội của dân tộc mình<o:p></o:p></span></p>
<p style="margin-top:12.0pt;text-align:justify" class="MsoNormal"><span style="font-size: 10pt; font-family: Arial;" lang="ES-PR">Đã phối hợp với các cơ quan Trung ương, nghệ nhân địa phương tổ chức cho
bà con tham gia trình diễn các nghề thủ công truyền thống như Dệt thổ cẩm ,
nghề làm gốm; đan lát; chế tác nhạc cụ …<o:p></o:p></span></p>
<p style="margin-top:12.0pt;text-align:justify" class="MsoNormal"><span style="font-size: 10pt; font-family: Arial;" lang="ES-PR">Trong những năm gần đây Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có nhiều nổ
lực lập kế hoạch tham gia phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt
động văn hóa nghệ thuật đa dạng, phong phú, góp phần thúc đẩy công tác xã hội
hóa văn hóa phát triển, đồng thời bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc bản
địa nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của bà con các dân tộc vùng sâu vùng
xa, vùng đồng bào thiểu số trong tỉnh cũng như tham gia trình diễn giới thiệu
nét độc đáo văn hoá của hai dân tộc bản địa Êđê và Mnông ra bên ngoài bằng việc
tham gia các hoạt động văn hoá do trung ương và các địa phương trong nước tổ
chức đã mang lại những kết quả đáng khích lệ như: <o:p></o:p></span></p>
<p style="margin-top:12.0pt;text-align:justify" class="MsoNormal"><span style="font-size: 10pt; font-family: Arial;" lang="ES-PR">Đã phối hợp với các cơ quan Trung ương, các cán bộ, nghệ nhân địa phương
trong tỉnh tổ chức các đợt Liên hoan cồng chiêng Tây Nguyên thu hút hàng trăm
nghệ nhân diễn tấu cồng chiêng trong và ngoài tỉnh tham gia. Tổ chức điều tra,
khảo sát và thống kê các nghi lễ - lễ hội truyền thống của dân tộc Êđê, thuộc
hệ thống nghi lễ - lễ hội: Vòng đời người và Vòng cây lúa; phục dựng thành công
một số lễ hội truyền thống tiểu biểu: Lễ cúng vào nhà mới, Lễ cúng trưởng
thành, Lễ cúng sức khỏe, Lễ kết nghĩa anh em, Lễ cầu mưa, Lễ rước K’pan, Lễ
cúng bến nước…<o:p></o:p></span></p><p style="margin-top:12.0pt;text-align:justify" class="MsoNormal"><span style="font-size: 10pt; font-family: Arial;" lang="ES-PR"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://thanhtravietnam.vn/Portals/0/NEWS_IMAGES/anhtl/2014_6/cungnuoc.jpg" width="500px"></div></span></p><p style="margin-top:12.0pt;text-align:center" class="MsoNormal" align="center"><i><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial;color:blue">Phục dựng Lễ cúng nước
của người Êđê</span></i><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial;color:blue;mso-ansi-language:ES-PR" lang="ES-PR"><o:p></o:p></span></p><p style="margin-top:12.0pt;text-align:justify" class="MsoNormal">Bên cạnh đó, trong những năm gần đây Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đắk
Lắk còn tổ chức các đoàn nghệ nhân của đồng bào Êđê và M’nông tham gia trình
diễn Chiêng và nghề thủ công truyền thống trên khắp các tỉnh thành trong nước
và nước ngoài như: Trình diễn cồng chiêng tại Ý, CHLB Đức, Đam Mạch, Pháp …;
Tham gia Hội thảo Quốc tế nghề dệt truyền thống Đông nam Á lần thứ tư với
chuyên đề: “ Truyền thống, đổi mới, kết nối, mở ra bước sáng tạo trong nghề dệt
truyền thống Đông nam Á” của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt nam tổ chức tại
Thái Nguyên; Chương trình “Những ngày văn hoá Tây Nguyên tại Hà Nội” lần thứ 2,
với những hoạt động: Trưng bày với chủ đề: Nông nghiệp, Nghề thủ công, Săn bắt
và thuần dưỡng voi, Âm nhạc; biểu diễn chương trình văn nghệ với chủ đề “Chương
trình dân gian” … Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc được coi
là mục tiêu cấp bách, quan trọng hàng đầu, nhằm bảo vệ nền văn hóa dân tộc
trong xu thế hội nhập, tạo cho lớp trẻ có sức đề kháng trước sự xâm nhập của
văn hóa nước ngoài. Đặc biệt việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
dân tộc Ê đê ở Đắk Lắk đã đạt được những kết quả khả quan thông qua những công
việc cụ thể như: Mở các lớp truyền dạy nghề thủ công truyền thống như: nghề làm
gốm đất nung; nghề dệt thổ cẩm; lớp truyền dạy đánh cồng chiêng cho con em đồng
bào dân tộc tại chỗ cũng đã thu hút hàng trăm học viên là tuổi trẻ nhiệt tình
tham gia.</p>
<p style="margin-top:12.0pt;text-align:justify" class="MsoNormal"><span style="font-size: 10pt; font-family: Arial;" lang="ES-PR">Trong những năm qua đã phối hợp với cán bộ văn hóa và các nghệ nhân Êđê,
đã sưu tầm biên dịch và xuất bản truyện cổ Êđê, các tập sách này đã phát hành
rộng rãi đến các buôn làng Êđê, được đồng bào hoan nghênh và đánh giá cao. Tổ
chức các cuộc thi chế tác nhạc cụ truyền thống như: Ching Kram, Đing Buot, Ky
Păh, Đing Năm,… của dân tộc Êđê.../.<o:p></o:p></span></p>
<p style="margin-top:12.0pt;text-align:right" class="MsoNormal" align="right"><b><span style="font-size: 10pt; font-family: Arial;" lang="ES-PR">Nhất Anh<o:p></o:p></span></b></p>