Bên cạnh yếu tố rủi ro, kinh tế - xã hội có chuyển biến theo hướng tích cực

Thứ bảy, 28/06/2014 08:10
(ThanhtraVietnam) - Kinh tế - xã hội nước ta trong sáu tháng đầu năm nay diễn ra trong bối cảnh thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp cả về kinh tế và chính trị. Một số nền kinh tế lớn mặc dù có kỳ vọng tăng trưởng khá nhưng vẫn còn nhiều yếu tố rủi ro.
<p class="tapchi" style="text-align: justify;"><span style="background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;">Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2014 ước tính tăng 5,18% so với cùng kỳ năm 2013. Đây là mức tăng GDP cao so với mức tăng cùng kỳ năm 2012 và 2013 và cả ba khu vực đều có mức tăng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 2013. Khu vực dịch vụ tiếp tục đóng góp cao vào mức tăng trưởng chung. Một số ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực dịch vụ có mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2013 như: Bán buôn và bán lẻ; dịch vụ lưu trú và ăn uống; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. Hoạt động kinh doanh bất động sản bước đầu có những tín hiệu tốt.<o:p></o:p></span></p> <p class="tapchi" style="text-align: justify;"><span style="background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;">Tính chung sáu tháng đầu năm, cả nước có 37315 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 230,9 nghìn tỷ đồng, giảm 4,1% về số doanh nghiệp đăng ký thành lập và tăng 19,3% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2013. Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động có đăng ký hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký là 33454 doanh nghiệp, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước.<o:p></o:p></span></p> <p class="tapchi" style="text-align: justify;"><span style="background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;">Về chỉ số giá tiêu dùng, trong tháng vừa qua, giá của các mặt hàng thiết yếu trên thế giới tăng không nhiều cùng với nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào và nhất là việc thực hiện hiệu quả các chính sách về kiểm soát lạm phát đã góp phần giữ ổn định giá tiêu dùng trong nước. Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 6/2014 tăng 0,3% so với tháng trước <o:p></o:p></span></p> <p class="tapchi" style="text-align: justify;"><span style="background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;">Có thể thấy, kinh tế - xã hội nước ta 6 tháng đầu năm nay tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng một số ngành, lĩnh vực đã có chuyển biến theo hướng tích cực. Trước tiên phải kể đến việc lạm phát được kiềm chế ở mức thấp; kinh tế vĩ mô ổn định; sản xuất công nghiệp chế biến có dấu hiệu phục hồi dần; xuất khẩu hàng hóa tiếp tục đạt mức tăng khá. Bên cạnh đó, trong thời gian qua, vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, bất cập chưa được giải quyết triệt để; thời gian tới, những thách thức mới xuất hiện sẽ gây không ít áp lực cho sản xuất, kinh doanh trong nước và ảnh hưởng đến đời sống dân cư. <o:p></o:p></span></p> <p class="tapchi" style="text-align: justify;"><span style="background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;">Theo Tổng cục Thống kê, để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2014, trong những tháng cuối năm cần tập trung bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để tiếp tục duy trì mức lạm phát hợp lý nhưng vẫn bảo đảm mục tiêu đầu tư của Chính phủ từ nguồn vốn trái phiếu trên cơ sở tăng cường quản lý đầu tư công. Song song với việc tập trung đẩy mạnh xử lý và thu hồi nợ, cần phát triển tín dụng trong sự kiểm soát chất lượng để ngăn nợ xấu. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp chính sách để tháo gỡ những nút thắt quan trọng như xử lý nợ xấu, tăng tổng cầu, hỗ trợ thị trường, tiêu thụ sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp, giải quyết dứt điểm nợ đọng của ngân sách.<o:p></o:p></span></p> <p class="tapchi" style="text-align: justify;"><span style="background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;">Bên cạnh đó, cần tập trung vốn cho các công trình mang tính cấp bách, thiết thực hơn cho những đối tượng được hưởng lợi để nâng cao hiệu quả đầu tư. Các ngành, các địa phương cần tránh việc xây dựng mang tính tự phát, chồng chéo, không theo kế hoạch cụ thể. Đặc biệt, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ cơ sở và người lao động để có đủ năng lực sử dụng nguồn vốn đúng mục tiêu, mục đích là nhiệm vụ hết sức quan trọng. <o:p></o:p></span></p> <p class="tapchi" style="text-align: justify;"><span style="background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;">Đồng thời, để từng bước tạo ra những sản phẩm có thương hiệu quốc gia và có sức cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu thì việc quan trọng trước hết là cần tiếp tục tập trung phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu. Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đáp ứng nguyên liệu đầu vào, từ đó giảm nhập khẩu; đồng thời tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, cung ứng sản phẩm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần lựa chọn phương thức phù hợp trong đổi mới công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý; tăng tính chủ động trong nâng cao năng lực quản trị, năng lực cạnh tranh cũng như năng lực tiếp cận và mở rộng thị trường; đồng thời phải có chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình mới, có phương án sản xuất khả thi cho từng mặt hàng.<o:p></o:p></span></p> <p class="tapchi" style="text-align: justify;"><span style="background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;">Mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa theo hướng đa dạng, gồm cả thị trường lớn, thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng để giảm dần sự lệ thuộc vào một đối tác cũng cần được tập trung thực hiện. Kết hợp vừa xuất khẩu những mặt hàng có công nghệ trung bình và công nghệ cao phù hợp với xu hướng tiêu thụ của thị trường thế giới, vừa xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động sẵn có trong nước. Tích cực tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại và khai thác cơ hội mở cửa thị trường từ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế để đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn. Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm qua chế biến, giảm dần tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng thấp để hội nhập quốc tế sâu hơn.<o:p></o:p></span></p> <p class="tapchi" style="text-align: justify;"><span style="background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;">Đồng thời, để nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của người tiêu dùng, đặc biệt đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu cần tập trung phát triển công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Từng bước xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place> để nâng cao vị thế của nông sản nước ta trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, cần tập trung phát triển có kế hoạch, quy hoạch cụ thể và hợp lý trong ngắn hạn cũng như dài hạn; đồng thời tăng cường đầu tư theo chiều sâu cho nguồn nhân lực để tiến tới xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại và bền vững.<o:p></o:p></span></p><p style="text-align: right;"> <b><span style="background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;"><font face="Arial" size="2">Dương Nguyễn</font></span></b></p>
anhdt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra