Hậu quả khôn lường

Thứ tư, 23/07/2014 09:11
(ThanhtraVietnam) - Sự gia tăng đến chóng mặt của các dự án khai thác khoáng sản và thủy điện một cách “tự phát” trong nhiều năm qua đã kéo theo những hậu quả khôn lường về kinh tế mà Việt Nam đã và đang phải đối mặt.
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">Đã có hàng loạt bằng chứng nói về cách thức phát triển này – những bằng chứng không chỉ được thể hiện bằng con số thống kê mà hơn thế, tuôn chảy trong dòng các biến cố của đời sống thực tiễn.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial"><b>Dự án khai thác khoáng sản tăng “đột biến”<o:p></o:p></b></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">Theo Báo cáo của Chính phủ lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (phiên họp tháng 8/2012), thống kê chưa đầy đủ, số doanh nghiệp tham gia hoạt động khai thác mỏ tăng rất nhanh: từ 427 doanh nghiệp (năm 2000) lên đến gần 2.000 doanh nghiệp (2012). Trong số này, số doanh nghiệp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng chiếm khoảng 60% (1.200 doanh nghiệp), chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">Một trong những “thủ phạm” khiến số giấy phép tăng đột biến trong thời gian rất ngắn (trong 3 năm, các địa phương cấp gần 3.500 giấy phép – gấp 7 lần số trung ương cấp trong 12 năm), chính là hệ thống phân cấp – phân quyền: các địa phương được trao nhiều quyền trong việc cấp giấy phép khai thác, sử dụng đất đai và tài nguyên.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/anhtl/2014_7/a1khoangsan1.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;"><i><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Times New Roman&quot;; mso-fareast-font-family:Calibri;color:blue;mso-ansi-language:EN-US;mso-fareast-language: EN-US;mso-bidi-language:AR-SA">Việc gia tăng “đột biến” các dự án khai thác khoảng sản trong những năm trở lại đây đã báo động những hậu quả khôn lương về môi trường và kinh tế.</span></i><br></div></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">Nhưng trong khi số lượng giấy phép khai thác khoáng sản nhiều thì số lượng dự án chế biến sâu khoáng sản còn quá ít, nếu có thì cũng chỉ là những dự án chế biến với công nghệ đơn giản, không có giá trị cao về mặt kinh tế. Đến nay, chế biến sâu mới chỉ có đối với một số ít loại khoáng sản tương đối quý hiếm như thiếc, kẽm, đồng, sắt, antimoan.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">Mặc dù Nhà nước đã có chủ trương và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị không xuất khẩu khoáng sản thô và quặng tinh đối với một số loại khoáng sản nhưng một thực tế vẫn còn tình trạng xuất khẩu khoáng sản ở dạng nguyên liệu thô, quặng tinh; mua, bán, vận chuyển quặng trái phép và xuất khẩu quặng thô vẫn diễn ra.</span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify">Tình trạng này một phần là do công nghệ lạc hậu, không ứng dụng được công nghệ chế biến sâu hoặc các sản phẩm chế biến sâu không được sử dụng nhiều; mặt khác, do bị áp lực bởi các chỉ tiêu về ngân sách nên một số tỉnh, thành phố dã cho phép xuất khẩu cả khoáng sản thô.</p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">Có thể nhận thấy tình trạng hỗn loạn của hoạt động khai thác và xuất khẩu tài nguyên thô giống như trong nhiều lĩnh vực khác. Quản lý nhà nước tỏ ra kém hiệu lực trước thực trạng này. “Buông lỏng quản lý”, “không kiểm soát được tình hình”, “cần làm rõ”,… là những thuật ngữ “thông dụng bậc nhất” của báo chí trong mấy năm gần đây.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">Trong giai đoạn 2005 – 2008, tổng số vốn đầu tư cho ngành khai thác đứng vị trí thứ 5/18 ngành và lĩnh vực, nhưng hiệu quả đóng góp cho nền kinh tế chỉ đứng thứ 8. Mặc dù tạo được nhiều việc làm, nhưng số lượng lao động làm việc trong ngành khai khoáng cũng chưa tương xứng với vốn đầu tư, chỉ đứng thứ 11/18 so với các ngành kinh tế khác.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">Chính phủ nhận định, đây chính là hậu quả của việc khai thác xuất khẩu khoáng sản thô không qua chế biến nên không phát huy được tối đa giá trị sản phẩm, hậu quả của việc đầu tư theo chiều rộng mà chưa chú trọng đến chiều sâu, chưa đầu tư thích đáng cho công nghệ dẫn đến tổn thất khai thác lớn.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:Arial">Cách thức phát triển thủy điện “phá môi trường”<o:p></o:p></span></b></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">Cách phát triển thủy điện của Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> hiện nay được coi là một ví dụ điển hình cho mô hình tăng trưởng kiểu “hủy hoại các cơ sở dài hạn” của tăng trưởng và phát triển.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">Do xu hướng thiếu hụt năng lượng – hệ quả của chính sách giá năng lượng rẻ, đã biến Việt Nam thành điểm đến hấp dẫn bậc nhất của các dự án dùng nhiều năng lượng (ví dụ xi măng, thép), đồng thời do chính sách khuyến khích đầu tư thủy điện với những ưu đãi đặc biệt, trong hàng chục năm qua, việc xây dựng các nhà máy thủy điện đã trở thành một “hội chứng” quốc gia. Các tỉnh miền núi – nơi có tiềm năng thủy điện lớn – bị lôi cuốn vào “hội chứng” này, trở thành những trung tâm phát điện khổng lồ nhưng hậu quả đánh đổi cũng rất to lớn khôn lường.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">Là tỉnh được đánh giá có tiềm năng lớn về phát triển thủy điện, Gia Lai đã trở thành một trong những tỉnh có số lượng nhà máy thủy điện nhiều nhất của cả nước. Tính đến nay, cả nước mới có 21 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ đi vào vận hành, nhưng trong những năm tới, dự kiến Gia Lai sẽ đón thêm ít nhất 92 công trình thủy điện vừa và nhỏ nữa. Cũng lưu ý thêm rằng, hơn nửa số công trình này đều nằm trên lưu vực sông Ba. Con số 65 bậc thang thủy điện trên dòng chính và các nhánh của sông Ba riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai cho thấy trong tương lai không xa, sông Ba sẽ sớm “biến mất”, nhường chỗ cho ít nhất 65 cái hồ đặt cạnh nhau.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/anhtl/2014_7/a2thuydien1.gif" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;"></div></span></p><p class="MsoNormal" align="center" style="margin-left:.5in;text-align:center"><i><span style="font-size:10.0pt;line-height: 115%;font-family:&quot;Times New Roman&quot;;color:blue">Thủy điện Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> đang phát triển theo hướng “tự phát”, trong đó co không ít dự án đã “băm rừng”, “ăn đất” và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống dân sinh và môi trường.<o:p></o:p></span></i></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">So với các tỉnh trong khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, Quảng Nam hiện đứng đầu về số lượng công trình thủy điện với 62 dự án được phê duyệt, trong đó 47 dự án đã được thực hiện. Trong số này, một số công trình thủy điện “lừng danh” về mức độ hủy hoại môi trường và nguy cơ mà chúng gây ra đối với cuộc sống của con người có thể kể đến như thủy điện sông Tranh (động đất), thủy điện A Vương (thảm họa mất rừng và xả lũ) là những điển hình.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">Trong khi đó, tại Lâm Đồng, theo quy hoạch bậc thang thủy điện lớn trên các sông Đa Nhim, La Ngà, Đồng Nai, Srêpốk và sông nhánh Krôngpô, Lâm Đồng có 11 dự án thủy điện lớn. Về thủy điện nhỏ, trên cơ sở phê duyệt và thỏa thuận của Bộ Công thương, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt 67 dự án với tổng công suất lắp máy trên 440MW.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">Còn tại Lào Cai, đến nay toàn tỉnh có tất cả 123 nhà máy thủy điện, nhưng nổi tiếng nhất là 5 thủy điện nằm trên thung lũng Mường Hoa. Cũng chính 5 nhà máy thủy điện này đang “xé nhỏ” danh thắng du lịch quốc gia Sapa, đặt một di tích quốc gia đang được đề nghị UNESCO xếp hạng di sản thiên nhiên thế giới – bãi đá cổ Sapa – trước nguy cơ bị xóa sổ.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">Ngoài ra, rất nhiều các tỉnh khác như Kon Tum, Đắk Nông, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Trị,… đều đang sống với “hội chứng thủy điện” này. Hệ lụy của cách phát triển thủy điện bừa bãi, không theo một quy hoạch quốc gia thống nhất, có tầm nhìn đã khiến rừng bị hủy hoại, các con sông khô cạn, lũ lụt bất thường, những rủi ro và nguy cơ đe dọa đến cuộc sống của người dân.<o:p></o:p></span></p><table class="MsoNormalTable" border="1" cellspacing="0" cellpadding="0" style="border-collapse: collapse; border-style: none; background-image: initial; background-color: rgb(204, 255, 255);"> <tbody><tr> <td width="638" valign="top" style="width:6.65in;border:solid black 1.0pt; mso-border-alt:solid black .5pt;padding:0in 5.4pt 0in 5.4pt"> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:0in;margin-bottom:.0001pt;text-align: justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial"><o:p>&nbsp;</o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:0in;margin-bottom:.0001pt;text-align: justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Các nhà khoa học ví von rằng, đi dọc các tỉnh miền Trung, đâu đâu cũng thấy những cái “túi nước” khổng lồ có thể “dội” vào đầu hàng triệu người dân bất cứ lúc nào, nhất là vào mùa mưa lũ. Trong đó, điển hình là 4 tỉnh: Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế, Kon Tum và Đắk Nông với số lượng gần 150 dự án thủy điện lớn nhỏ đã, đang và sẽ triển khai.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:0in;margin-bottom:.0001pt;text-align: justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial"><o:p>&nbsp;</o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:0in;margin-bottom:.0001pt;text-align: justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Ông Trần Quốc Hùng – Phó Giám đốc Sở NN&amp;PTNT tỉnh Hà Tĩnh: “Làm thủy điện sinh lời cao nên các nhà đầu tư muốn đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, họ chỉ coi trọng lợi ích riêng mà quên đi sinh mạng hàng vạn người dân vùng hạ lưu. Trong một thời gian dài, chúng ta đã buông lỏng quản lý và thiếu tầm nhìn chiến lược…”.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:0in;margin-bottom:.0001pt;text-align: justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial"><o:p>&nbsp;</o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:0in;margin-bottom:.0001pt;text-align: justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Ông Lê La Sơn – Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Quảng Trị: “Tôi thấy, cứ ở đâu có nhà máy thủy điện là người dân đều khổ. Đó là người dân mất đất, nhà nước mất rừng. Đời sống nơi tái định cư thiếu thốn đủ thứ, kể cả điện chiếu sáng. Trong khi đó, cứ đến mùa mưa lũ thì chính họ cũng là người&nbsp; hứng chịu những “túi nước” do chính các nhà máy thủy điện xả xuống.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:0in;margin-bottom:.0001pt;text-align: justify;line-height:normal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial"><o:p>&nbsp;</o:p></span></p> </td> </tr> </tbody></table><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial"><o:p>&nbsp;</o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><i><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:Arial">(còn nữa)<o:p></o:p></span></i></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"> </p><p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:Arial">PGS.TS Trần Đình Thiên</span></b><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%; font-family:Arial"> <i>(Viện trưởng Viện Kinh tế Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region>)<o:p></o:p></i></span></p>
anhdt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra