Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Chile đạt được những bước tiến mới

Thứ sáu, 12/09/2014 14:39
(ThanhtraVietnam) - Theo ông Diego Torres, người đứng đầu cơ quan Hợp tác Kinh tế quốc tế Chile, trực thuộc Bộ Ngoại Giao Chile cho biết: Trong những năm vừa qua, Việt Nam và Chile đã hợp tác rất chặt chẽ nhằm củng cố và tăng cường mối quan hệ thương mại song phương. Điều này được thể hiện rõ rang theo thời gian kể từ năm 2008 cho đến nay, kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia liên tục gia tăng với tỷ lệ trung bình 26 %, vượt mức 589 triệu USD. Việc cắt giảm thuế quan từ Hiệp định Thương mại FTA Việt Nam – Chile đã có một tác động tích cực trong thương mại song phương của Chile.
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Hội thảo với tên gọi "Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Chile (FTA): tầm nhìn của Chile trong năm đầu thực hiện, những cơ hội và cách tiếp cận thị trường" vừa được tổ chức tại Hà Nội với mục đích khuyến&nbsp; khích doanh nghiệp của hai quốc gia sử dụng một cách hiệu quả hơn Hiệp định này, khi mà chỉ sau bảy tháng kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực (ngày 1 tháng 1 năm 2014) thì các số liệu thương mại giữa Việt Nam và Chile gần như đã trở nên cân bằng.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Theo thống kê của Cơ quan Xúc tiến thương mại Chile (ProChile), trong khoảng thời gian từ tháng hai đến tháng 5, năm 2014; kim ngạch xuất khẩu của Chile sang Việt Nam đạt mức 149.1 triệu USD, trong khi nhập khẩu từ Việt Nam là 126 triệu USD, cao hơn 20,3% so với cùng kỳ năm 2013.Tổng kim ngạch thương mại trong khoảng thời gian này đạt 272.5 triệu USD, tăng 19,2 % so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cho thấy trong năm nay, khi hiệp định FTA Việt <st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region> – <st1:country-region w:st="on">Chile</st1:country-region> đi vào hiệu lực, xuất khẩu ròng giữa <st1:country-region w:st="on">Chile</st1:country-region> và Việt <st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region> gần như đang trở nên cân bằng, trong khi những năm trước đã có thặng dư thương mại có lợi cho <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Chile</st1:place></st1:country-region>.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Được tổ chức bởi Đại sứ quán Chile tại Việt Nam và Cơ quan Xúc tiến thương mại Chile (ProChile), cùng với sự hỗ trợ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hội thảo có sự tham dự của doanh nghiệp hai bên, cũng như các quan chức cấp cao của chính phủ Việt Nam từ Bộ Công Thương, VCCI, và từ Bộ Ngoại giao Chile. Một trong những thông điệp quan trọng nhất được chuyển tải thông qua Hội thảo này là cơ hội lớn để các công ty Việt Nam có thể mở rộng quy mô kinh doanh tại Chile, bởi vì với việc Hiệp định tự do Thương mại FTA Việt Nam – Chile có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng mang lưới các Quốc gia Nam Mỹ đã kí kết Hiệp định thương mại song phương với Chile, điêù này giống như một bàn đạp giúp mở rộng quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam tới toàn bộ khu vực Mỹ Latinh, đặc biệt là vào các thị trường lớn hơn và được săn đón như Brazil hay Argentina</span>&nbsp;</p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Theo ông Diego Torres, người đứng đầu cơ quan Hợp tác Kinh tế quốc tế Chile, trực thuộc Bộ Ngoại Giao Chile cho biết: Trong những năm vừa qua, Việt Nam và Chile đã hợp tác rất chặt chẽ nhằm củng cố và tăng cường mối quan hệ thương mại song phương. Điều này được thể hiện rõ rang theo thời gian kể từ năm 2008 cho đến nay, kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia liên tục gia tăng với tỷ lệ trung bình 26 %, vượt mức 589 triệu USD. Việc cắt giảm thuế quan từ Hiệp định Thương mại FTA Việt Nam – Chile đã có một tác động tích cực trong thương mại song phương của Chile; chẳng hạn như trong ba tháng đầu tiên thực hiện Hiệp định, thương mại song phương giữa hai nước đã tăng 17 %. Ngày nay, Việt Nam đang nhập khẩu hơn 3.000 sản phẩm từ nhiều quốc gia trên toàn thế giới, trong số đó những sản phẩm được nhập khảu từ Chile có thể kể đến như quýt, thịt đông lạnh và các sản phẩm liên quan, hạnh nhân, cam tươi, và dây dẫn điện..</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều trở ngại cần được giải quyết. Theo ông Torres: "Hiệp định Thương mại FTA đã được chứng minh là một công cụ vô cùng hữu ích trong việc cắt giảm thuế quan. Tuy nhiên, với việc thực hiện Hiệp định này, Chile và Việt Nam cần phải nhóm họp các ủy ban liên quan nhằm đưa ra giải pháp cho những rào cản phi thuế quan (NTB), bao gồm các yêu cầu vệ sinh và các biện pháp quản lý khác – làm cản trở sự gia tăng thương mại cũng như sự đa dạng hóa sản phẩm.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư vào một số quốc gia Mỹ La Tinh như Peru, Venezuela và Haiti nhưng vẫn chưa có doanh nghiệp nào đầu tư vào Chile. Mặt khác, theo như chia sẻ của Đại sứ Chile tại Việt Nam, ngài Fernando Urrutia, "công ty dược phẩm Chile CFR-Recalcine đã đầu tư khoảng 80 triệu USD trong phòng thí nghiệm Domesco tại Việt Nam. Tiaxa, một công ty về công nghệ và viễn thông cũng đã được thành lập tại Hà Nội vào năm 2011, hay trước đó, từ năm 2007 đến năm 2009, Công ty Cổ Phần Quiñenco Chile cũng đã mở văn phòng đại diện&nbsp; tại Việt Nam, với mục đích thăm dò đầu tư vào khai thác mỏ, sản xuất bia, và du lịch, nhưng đã không thành công, tuy nhiên trường hợp như của công ty Quiñenco chắc chắn sẽ không&nbsp; tái diễn nhờ có Hiệp định Thương mại FTA”./.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial"><o:p>&nbsp;</o:p></span></p> <p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right"><b><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Nhất Anh<o:p></o:p></span></b></p>
anhdt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra