<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Theo tác giả Trần
Hân – Chủ biên Cuốn sách “Phương pháp giáo dục con của người Do Thái”, người Do
Thái sở dĩ đạt được nhiều thành tựu như vậy nguyên nhân căn bản là bởi họ vô
cùng xem trọng giáo dục gia đình. Coi trọng giáo dục của cha mẹ với con cái là
truyền thống tốt đẹp nổi bật nhất của dân tộc Do Thái. Mặc dù, phải trải qua
rất nhiều khó khăn và luôn phải phiêu dạt khắp nơi, nhưng người Do Thái không
quên dành cho con cái của họ nền giáo dục tốt nhất. Chính vì thế, trải qua cuộc
sống khó khăn suốt một thời gian dài, người Do Thái còn dần dần tìm ra bộ
phương pháp giáo dục gia đình đặc biệt.</span> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Các bậc cha mẹ
người Do Thái cho rằng, quan niệm giáo dục của chính họ có sức ảnh hưởng lớn
nhất. Ngay từ nhỏ, Người Do Thái dạy con mình cần phải biết tôn thờ trí tuệ,
coi đó là tín ngưỡng cả cuộc đời mình, dạy con biết tự lập tự cường – kỹ năng
sinh tồn trong cuộc sống, kỹ năng quản lý tài chính trong kinh doanh, thân
thiện với người khác, coi trọng đạo lý và giữ gìn sức khỏe của bản thân.</span> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Ở Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> chúng ta
hiện nay có 3 môi trường giáo dục chính, đó là giáo dục gia đình, giáo dục nhà
trường và giáo dục xã hội. Khó có thể phân biệt chính xác môi trường giáo dục
nào có sức ảnh hưởng lớn nhất, tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ các ông bố bà
mẹ vì rất nhiều lý do bộn bề của cuộc sống đã giao phó việc giáo dục con cái
của mình cho nhà trường, điều mà chính nhà trường cũng không thể kiểm soát hết
được. Chỉ cho đến khi con cái họ gặp các vấn đề rắc rối thực sự, có thể là sự
tuột dốc không phanh, lúc đó các bậc cha mẹ mới bàng hoàng nhận ra mình đã
không dành thời gian cho con cái, đã coi nhẹ giáo dục gia đình. Gia đình chính
là tế bào của xã hội. Nền tảng giáo dục mà các con nhận được chính là xuất phát
từ gia đình. Có được nền tảng giáo dục vững vàng từ gia đình, các con khi lớn
lên và trưởng thành dễ dàng hòa nhập với cộng đồng xã hội, dễ thích nghi và
phát triển đúng hướng.</span> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Về cơ bản, cả 2 dân
tộc Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region>
và Do Thái đều có chung quan điểm là coi trọng giáo dục gia đình. Nhưng có thể
là cách thức giáo dục khác nhau nên nhận thức và sự phát triển của các con cũng
có sự khác biệt. Bạn hãy thử bớt chút thời gian tham khảo xem người Do Thái dạy
con như thế nào nhé!</span> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Điều đầu tiên, cha
mẹ người Do Thái dạy con là tôn thờ trí tuệ, đặc biệt trong lúc khó khăn nhất,
hãy sử dụng nó để sinh tồn. Ví dụ như, người mẹ đặt câu hỏi cho con khi em bé
mới 5 tuổi, rằng “Nếu có một ngày nhà của chúng ta không may bị cháy, khi chạy
đi, con cần mang theo thứ gì?” Đã có rất nhiều câu trả lời của em bé được đưa
ra, nhưng đó đều là những thứ có thể gọi chung là vật chất. Nhưng câu trả lời
của người mẹ là “Con cần mang theo trí tuệ. Vì trí tuệ là thứ không thể đốt
cháy được và nó sẽ mãi mãi ở bên cạnh con.” Trong gia đình người Do Thái, trẻ
em thường được hỏi những câu hỏi như vậy. Thông thường, khi trẻ còn rất nhỏ,
cha mẹ Do Thái đã khiến con thấm nhuần tư tưởng: “Người có trí tuệ là người
hạnh phúc”, “Địa vị của học giả còn cao hơn địa vị của quốc vương”… Khi một đứa
trẻ học được nhiều kiến thức từ sách vở, sẽ bắt đầu hiểu rằng, một người có trí
tuệ thực thụ phải biết khiêm tốn, người Do Thái sẽ gọi những người đó “Helimu”
có nghĩa là “Người biết sử dụng trí tuệ”.</span> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Khi đặt câu hỏi là
thói quen của con thì cha mẹ nên tích cực trả lời câu hỏi của trẻ, hướng dẫn
trẻ đặt câu hỏi đồng thời đặt thêm nhiều câu hỏi cho trẻ để trẻ tự tìm lời
giải. Với người Do Thái, đặt câu hỏi là thói quen của mỗi người dân, vì họ biết
rằng, người có trí tuệ là người biết hoài nghi và biết cách đặt câu hỏi. Và
đồng thời, mỗi đứa trẻ đều là nhà phát vấn bẩm sinh. Đối với bọn trẻ, thế giới
rất mới lạ, vạn vật trên đời đều khiến chúng vô cùng tò mò. Vì thế, cha mẹ Do
Thái thường cổ vũ trẻ dám nghi ngờ, dám đặt câu hỏi. Khi trẻ có khả năng nghi
ngờ, câu hỏi của chúng sẽ ngày càng nhiều, khi đi tìm lời giải cho câu hỏi đó,
đáp án đều là tương đối chính xác.</span> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Người Do Thái đã
giáo dục con cái họ từ nhỏ rằng, tài sản đích thực chính là trí tuệ, chỉ có trí
tuệ mới không bị ai tranh giành. Khi tất cả mọi người cho rằng 1+1 = 2 thì bạn
nên kiên trì quan điểm của mình là 1+1>2. Sự thông minh, nhạy bén của người
Do Thái bắt nguồn từ thái độ của họ . Họ không coi sự thông minh, nhạy bén là
mục đích, mà là điều cần thiết để áp dụng trong cuộc sống. Ở dân tộc Do Thái,
chưa có ai dùng sự thông minh của mình khuyên người khác làm những việc tổn hại
đến lợi ích của họ và có lợi cho mình. Họ chỉ kiếm tiền một cách thông minh,
tích lũy tài sản mà không vi phạm đạo đức và pháp luật.</span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%">Có thể nói, mỗi dân
tộc, mỗi đất nước, mỗi gia đình đều có một cách riêng để có thể giáo dục con
cái thành người có tài, có đức. Nhưng mỗi dân tộc đó, mỗi đất nước, mỗi gia
đình đó, ở từng thời điểm khác nhau, nên chăng hãy lựa chọn cách thức giáo dục
linh hoạt, phù hợp với đặc điểm đối tượng cần giáo dục, để họ trở thành người
công dân có ích cho xã hội và gia đình. Với người Việt Nam, chúng ta có thể coi
phương pháp giáo dục con của người Do Thái như là “đá ở ngọn núi khác có thể
đẽo ra ngọc” để vận dụng một cách sáng tạo và hiệu quả./.</p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial"><o:p> </o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right;line-height:120%"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:
120%;font-family:Arial">K. Dung<o:p></o:p></span></b></p>