Người Việt ở Brazil: Gom bạc cắc thành bạc triệu
Thứ ba, 01/07/2014 05:50 (GMT+7)
2g sáng, khi bầu trời Sao Paulo còn lạnh lẽo và tối đen như mực, từ căn hộ chung cư 100m2 bốn phòng ngủ, Huỳnh Văn Thảo hôn tạm biệt cậu con trai 5 tuổi đang say ngủ rồi lái xe đi làm. Trừ chủ nhật, một ngày của một người gốc Việt ở Brazil như Thảo luôn bắt đầu trước khi bình minh lên như thế.
<div><br></div><div><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/huyentt/2014_6/ba_qa_brain.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;"><span style="text-align: left; color: black;">Một sạp bán quần áo đắt khách của doanh nhân người Việt ở Sao Paulo - Ảnh: TR.N </span></div><br></div><div><b>Cơ hội nơi trời xa</b><br></div><div><br></div><div>Thảo ra khu chợ trời Brás (khu kinh doanh hàng hóa may mặc lớn gần trung tâm Sao Paulo), nơi anh làm chủ tám sạp bán quần áo, trong đó có hai sạp cho người khác thuê và hai sạp chiếm vị trí đắc địa bậc nhất ở mặt tiền trục đường chính của Brás.</div><div><br></div><p>Chàng trai quê Cái Bè (Tiền Giang) từng làm nghề kim hoàn, bán nữ trang khi còn ở Việt Nam này sang Sao Paulo cùng vợ năm 2007 nhờ sự bảo lãnh của người chị ruột Huỳnh Thị Thúy (định cư tại Brazil từ cuối thập niên 1990). Gia đình chị Thúy một thời kinh doanh túi xách rất khấm khá. “Giai đoạn 2006-2010 chúng tôi từng có 15 sạp bán balô, túi xách với tổng lượng bán ra khoảng 10.000 túi/tháng” - chị Thúy kể khi tiếp xúc chúng tôi tại một tiệm ăn ở khu Liberdade.</p><div>“Cộng đồng người Việt tuy rất ít song nhờ buôn bán mà thuộc thành phần trung bình khá ở Sao Paulo. Chúng tôi trải qua nhiều năm tháng thức khuya dậy sớm làm việc vất vả, nhưng bù lại lợi nhuận cũng hấp dẫn, tích lũy mua được tài sản. Tiếc là bây giờ do bị cạnh tranh giá cả quá mạnh nên thời làm ăn thuận lợi đã qua rồi. Như tôi chuyển sang bán thêm quần áo...” - chị Thúy chia sẻ.</div><div><br></div><div>Khi đưa đường chỉ lối cho vợ chồng Thảo sang Brazil, chị Thúy giúp đỡ em trai bằng cách đưa ra chợ trời bán hàng phụ mình. Thảo tự học nói tiếng Bồ, lăn lộn trải nghiệm với nghề buôn bán trên xứ người được ít lâu thì đã tự lập được và tạo dựng cơ nghiệp khá nhanh. Anh bán sỉ các loại quần áo độc quyền có “mẫu mã đẹp, hợp thời trang và chất liệu tốt”, đáp ứng sở thích của dân bản xứ nên được thương lái đưa đi tiêu thụ khắp Brazil rộng lớn.</div><div><br></div><div>Công việc hằng ngày của Thảo là tiếp các khách hàng từ khắp các tiểu bang về đây mua quần áo. Họ đi xe tải từ xa đến Sao Paulo thường vào lúc rạng sáng nên Thảo phải có mặt giao hàng cho họ từ 3, 4 giờ sáng. Anh có 10 nhân viên người Brazil giúp việc, nhưng khi chiều xuống vẫn làm luôn cả việc bưng bê, khuân vác dọn hàng. “Mình là chủ nhưng cũng phải xắn tay làm ra trò anh ạ. Nếu mình đứng chỉ tay năm ngón thì nhân viên bản xứ không phục và sinh lười biếng” - Thảo phân trần.</div><div><br></div><div>Huỳnh Thật (29 tuổi), em ruột của Thảo, cũng nối gót anh trai sang Brazil từ năm 2008 để bán quần áo ở chợ trời Brás. Thật thường về Việt Nam chơi, đặc biệt là về đón Tết Nguyên đán ở quê hương. Nói về thành công của mình, hai anh em Thảo và Thật chỉ khiêm tốn cho rằng họ gặp may mắn và chịu khó “lượm bạc cắc” mỗi ngày.</div><div><br></div><div>Tuy nhiên, “bạc cắc của họ đã thành bạc triệu” như bậc đàn anh trong cộng đồng là ông Võ Văn Phước (chủ nhà hàng Miss Saigon) đánh giá. “Vài người Việt trẻ mới sang Brazil vài năm gần đây khá nhạy bén, dám làm như sẵn sàng mở sạp ở vị trí tốt dù chi phí cao nhưng sẽ bán được nhiều hàng. Họ cũng biết trữ hàng số lượng lớn để giá thành chiết khấu rẻ, linh hoạt mặt hàng bán chạy tùy theo mùa hè hay mùa đông. Vì vậy mà chỉ sang Brazil vài năm, với doanh số bán hàng ngàn cái áo mỗi ngày, người như Thảo đã trở thành triệu phú trong cộng đồng người Việt”.</div><div>“Ở đây nếu muốn thì rất nhiều việc để làm”</div><div><br></div><div>Đó là khẳng định của ông Phước về đất nước Brazil. Ông diễn giải: “Đơn cử như người Việt làm nông nghiệp sẽ có cơ hội giàu to vì đất đai Brazil màu mỡ và rất rẻ (3 mẫu đất ở xa ngoại ô một chút chỉ có giá... 15.000 USD). Nếu trồng rau cải Á Đông sẽ bán được giá hơn hẳn rau cải Brazil. Nuôi gà loại đi bộ để lấy thịt lẫn trứng đều có giá cao hơn nhiều lần gà và trứng công nghiệp. Đặc biệt nuôi vịt sinh lãi rất cao. Đã có người Nhật bỏ 100.000 USD đầu tư nuôi vịt và thu về 1 triệu USD trong vòng một năm”.</div><div><br></div><div>Nhiều người Việt rất bền chí như ông Tạ Việt Dũng (cộng đồng quen gọi là Đỏ, quê Long An) qua Brazil đầu thập niên 1980 vẫn gắn bó với nghề buôn bán. Tại chợ 25 de Marco (Sao Paulo), ông Dũng nói về ý hướng phát triển kinh doanh: “Tôi đã buôn bán trên chục năm ở đây, ai chào hàng hóa phù hợp và có lời là nhận bán. Tôi cũng tính lấy hàng sản xuất từ Việt Nam xuất khẩu sang đây để bán thăm dò thị trường”.</div><div><br></div><div>Một người Việt sang Brazil cùng đợt thập niên 1980 với ông Dũng là ông Nguyễn Văn Nghĩa lại nổi tiếng là người làm được nhiều nghề để sinh nhai từ lái xe cho đến hướng dẫn viên du khách tham quan. Gặp chúng tôi tại TP Rio de Janeiro, ông Nghĩa cho biết: “Mùa hè này tôi rất bận rộn với việc làm hướng dẫn viên cho bốn đoàn khách du lịch từ Việt Nam, Mỹ, châu Âu sang du lịch Brazil”.</div><div><br></div><div>Tại sân vận động Maracana ở Rio, chúng tôi chứng kiến ông Nghĩa đưa đón từng người khách Việt Nam vào xem bóng đá, rồi dẫn họ đến nhà hàng có cơm ăn hợp khẩu vị. Sự tận tâm với công việc trong nhiều năm qua của ông Nguyễn Văn Nghĩa giúp ông được nhiều người xem là “thổ địa” ở Rio. Ông là nhân vật mà nhiều đoàn khách Việt Nam lẫn Việt kiều các nước khi sang Rio đều tin tưởng cậy nhờ hỗ trợ, từ việc thuê khách sạn, mua vé các điểm tham quan nổi tiếng cho đến phương tiện, lịch trình đi lại.</div><div style="text-align: right;"><i><br></i></div><div style="text-align: right;"><i>Theo TRUNG NGHĨA</i></div><div style="text-align: right;"><i>Tuổi Trẻ</i></div>
huyentt