<p class="MsoNormal" style="margin-top:12.0pt;text-align:justify;line-height:
120%"><span lang="DA" style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial;
mso-ansi-language:DA">Cụ thể, thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu phát
triển ở mức độ thấp, thiếu năng động, thiếu tính linh hoạt, chưa phản ánh được
cung, cầu vốn, các công cụ thị trường còn rất ít và sử dụng không hiệu quả nên
hạn chế khả năng điều tiết tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước thông qua các công cụ
chính sách tiền tệ. Thị trường tiền tệ còn có sự phân tách, chưa có sự phối hợp
chặt chẽ giữa các ngân hàng. Đồng thời, thái độ và khả năng liên kết hệ thống
của các tổ chức tín dụng (TCTD) để hỗ trợ nhau đảm bảo an toàn thanh toán còn
yếu, thậm chí một số ngân hàng lợi dụng lúc khó khăn để cạnh tranh không lành
mạnh, đẩy lãi suất lên cao. Vì vậy, vào một số thời điểm, vốn khả dụng xét trên
toàn hệ thống dư thừa, về nguyên tắc, Ngân hàng Nhà nước cần thu hút tiền về.
Nhưng trên thực tế, NHNN vẫn phải hỗ trợ vốn cho một số TCTD để đảm bảo duy trì
ổn định tiền tệ. Điều này đã làm cho NHNN gặp khó khăn khi thực hiện vai trò
điều tiết cuối cùng trên thị trường. Nói cách khác, thị trường tiền tệ chưa đảm
nhiệm có hiệu quả là phương tiện để Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tổng lượng
tiền tệ trong nền kinh tế, chưa tạo ra khả năng thanh toán cho các doanh
nghiệp, lãi suất trên thị trường tiền tệ chưa thể sử dụng làm lãi suất tham
khảo để định giá các tài sản nợ khác. Nguyên nhân của thực trạng trên là do hệ
thống thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước với nhau, giữa các cơ quan
quản lý nhà nước với các doanh nghiệp còn nhiều bất cập, qua đó ảnh hưởng nhiều
đến các quyết định chính sách, đến điều tiết thị trường tiền tệ. Cơ sở pháp lý
cho các công cụ thị trường hoạt động còn chưa được ban hành đầy đủ. Thiếu các
quy định để tăng cường tính thanh khoản của các giấy tờ có giá và hạn chế các
ngân hàng thương mại phát hành các công cụ mới. Trình độ quản trị của một số
ngân hàng thương mại còn hạn chế. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng còn thiếu
các công cụ và những công cụ hiện có cũng chưa hoàn chỉnh. Thị trường trái
phiếu Chính phủ chưa tạo được đường cong lãi suất chuẩn để làm cơ sở xác định
các mức lãi suất cho các tài sản tài chính khác.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:12.0pt;text-align:justify;line-height:
120%"><span lang="DA" style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial;
mso-ansi-language:DA">Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam bước
vào hội nhập còn hạn chế về khả năng quản trị rủi ro, quản lý tài sản có - tài
sản nợ. Các ngân hàng thương mại đang trong giai đoạn cơ cấu lại, có sự chênh
lệch lớn về qui mô, chất lượng tài sản, năng lực tài chính và khả năng cạnh
tranh; khả năng thích ứng với sự biến động của thị trường còn yếu, đã làm hạn
chế hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ. Các TCTD chưa thực sự quan tâm đến
công tác quản lý thanh khoản, chưa sở hữu hoặc sở hữu không nhiều các giấy tờ
có giá làm dự trữ thanh khoản, một số TCTD sử dụng vốn ngắn hạn thậm chí vay
vốn trên thị trường liên ngân hàng để cho vay nền kinh tế. Vì vậy, khi thị
trường có biến động, các TCTD này dễ gặp khó khăn về thanh khoản. Trong điều
kiện thị trường tiền tệ chưa có sự luân chuyển vốn thông suốt, thực trạng trên
cũng làm hạn chế nhất định đến khả năng điều tiết tiền tệ của NHNN thông qua
công cụ chính sách tiền tệ (CSTT). <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:12.0pt;text-align:justify;line-height:
120%"><span lang="DA" style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial;
mso-ansi-language:DA">Năng lực tài chính của các TCTD thì còn hạn chế, các TCTD
vẫn đang trong quá trình cơ cấu lại và triển khai dự án hiện đại hoá hệ thống
thanh toán. Việc quản lý vốn tập trung trực tuyến trong hệ thống còn khó khăn.
Nhiều TCTD chưa thực hiện được việc theo dõi, phân tích luồng luân chuyển vốn
theo từng kỳ hạn, nên năng lực quản lý vốn còn hạn chế. Quản trị kinh doanh,
khả năng thích ứng với sự biến động của thị trường còn nhiều bất cập; mục tiêu
kinh doanh quá chú trọng về quy mô và lợi nhuận, coi nhẹ và chưa chấp hành
nghiêm túc các quy định đảm bảo cho an toàn thanh toán. Các TCTD cổ phần mới
chuyển từ địa bàn nông thôn lên, có quy mô nhỏ, đội ngũ cán bộ chưa chuyên
nghiệp, nhưng đặt mục tiêu tăng trưởng kinh doanh vượt quá khả năng quản trị
kinh doanh và chất lượng nguồn nhân lực, có nguy cơ rủi ro cao, đặc biệt là rủi
ro về thanh khoản, gây biến động trên thị trường tiền tệ.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:12.0pt;text-align:justify;line-height:
120%"><span lang="DA" style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial;
mso-ansi-language:DA">Nền kinh tế còn tình trạng Đô la hóa, vàng hóa đã hạn chế
tính hiệu quả của việc can thiệp vô hiệu của Ngân hàng Nhà nước. Khi luồng vốn
nước ngoài vào nhiều, vượt quá nhu cầu tài trợ thâm hụt cán cân vãng lai, tạo
một lượng lớn dư cung ngoại tệ trên thị trường, NHNN đã tăng cường mua ngoại tệ
để tăng dự trữ ngoại hối nhà nước, điều này đồng nghĩa với việc đưa đồng nội tệ
ra. Năm 2007, khi dự trữ ngoại hối được tích lũy gấp hai lần so với mức dự trữ
ngoại hối vào cuối năm 2006, NHNN đã thực hiện can thiệp vô hiệu thông qua thị
trường mở và đã trung hòa khoảng 90% lượng tiền đưa ra. Tuy nhiên, số liệu tiền
tệ cho thấy, năm 2007, M2 vẫn tăng tới 46% và tín dụng tăng trên 50% so với
cuối năm 2006, điều này chứng tỏ khi nền kinh tế còn tình trạng Đô la hóa thì
khả năng kiểm soát tiền tệ khó khăn hơn nhiều (hình 1).<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:12.0pt;text-align:justify;line-height:
120%"><span lang="DA" style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial;
mso-ansi-language:DA">Sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ
mô khác chưa chặt chẽ, còn thiếu một hệ thống thông tin kết nối giữa bộ phận dự
báo thị trường và các Bộ, ngành khác. Sự phối hợp với các Bộ, ngành để dự báo
về kinh tế vĩ mô, luồng vốn đầu tư nước ngoài làm chưa tốt. Hệ thống thông tin
phục vụ việc hoạch định chính sách còn yếu và chưa kịp thời. Trong thời gian
gần đây, sự phối hợp giữa các Bộ, ngành đã được cải thiện hơn nhưng vẫn chưa
thực sự đồng bộ. Sự hạn chế trong trao đổi thông tin giữa các Bộ, ngành quản lý
kinh tế vĩ mô như Bộ Tài chính , Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Công thương...
với Ngân hàng Nhà nước có ảnh hưởng nhất định đến tính nhất quán giữa CSTT và
các chính sách kinh tế vĩ mô, qua đó làm giảm hiệu quả điều hành chính sách
tiền tệ. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tại Việt Nam chưa đầy đủ, chất lượng
chưa đồng nhất.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:12.0pt;text-align:justify;line-height:
120%"><span lang="DA" style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial;
mso-ansi-language:DA">Tóm lại, cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới, các luồng ngoại tệ chảy vào/ra khỏi Việt Nam từ hoạt
động xuất, nhập khẩu, đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp... biến động
tương đối mạnh đã làm cho việc điều hành CSTT trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi
việc điều hành CSTT phải ngày càng linh hoạt, phản ứng nhanh nhạy với sự biến
động của thị trường trong nước và quốc tế, đảm bảo ổn định tiền tệ, góp phần
kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế./.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="margin-top:12.0pt;text-align:right;
line-height:120%"><b><span lang="DA" style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial;mso-ansi-language:
DA">Nhất Anh<o:p></o:p></span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:12.0pt;text-align:justify;line-height:
120%"><span lang="DA" style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial;
mso-ansi-language:DA"><o:p> </o:p></span></p>