Phát hiện 3 doanh nghiệp xăng dầu: Bán vượt trần quy định
Thứ tư, 11/06/2014 10:57 (GMT+7)
3 đầu mối kinh doanh xăng dầu: Tổng công ty Dầu Việt Nam, Công ty Dầu khí Đông Phương và Công ty TNHH MTV dầu khí TP. HCM vừa bị chỉ mặt điểm tên trong việc vi phạm tăng giá bán lẻ xăng dầu vượt mức trần do Bộ Tài chính quy định. Từ đây đặt ra câu hỏi, người tiêu dùng đã bị móc túi từ bao giờ và năng lực thanh kiểm tra của cơ quan quản lý đến đâu?
<p style="text-align: right;"><b><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/anhdt/2014_6/2014_162_11_a1.jpg" width="500px"></div><div style="font-size: 11px; line-height: 18px; text-align: center; font-style: italic;"><div style="text-align: center;"><font color="#1f497d"><span style="font-style: italic;">Từ việc giá xăng bị bán đắt hơn quy định, người tiêu dùng </span></font></div>
<div style="text-align: center;"><font color="#1f497d"><span style="font-style: italic;">có quyền đặt câu hỏi: Mình bị "móc túi” từ bao giờ?</span></font></div></div>Tăng giá bán vượt trần từ 11 đồng- 23 đồng/lít</b><br><br>Bộ Tài chính cho biết, qua việc theo dõi điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu của các doanh nghiệp (DN) kinh doanh xăng dầu đầu mối, cơ quan này phát hiện có 3 DN tăng giá bán vượt mức tối đa so với văn bản điều hành giá của cơ quan quản lý. Đó là: Tổng công ty Dầu Việt Nam, Công ty Dầu khí Đông Phương và Công ty TNHH MTV dầu khí TP. HCM (SaigonPetro). Bộ Tài chính cũng dẫn ra dẫn chứng, ngày giờ vi phạm: Cụ thể, ngày 21-2-2014, Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil), Công ty Dầu khí Đông Phương (Orient Oil) điều chỉnh tăng giá bán xăng là 330 đồng/lít; dầu điêzen là 260 đồng/lít. Các mức giá điều chỉnh này cao hơn mức tăng tối đa quy định tại công văn số 2254/BTC-QLG đối với xăng là 23 đồng/lít; dầu điêzen là 13 đồng/lít. Ngày 19-3-2014, Công ty TNHH MTV dầu khí TP. HCM (Saigon Petro) điều chỉnh tăng giá bán xăng là 200 đồng/lít; dầu điêzen là 90 đồng/lít. Mức điều chỉnh này cao hơn mức tăng tối đa quy định tại công văn số 3458/BTC-QLG ngày 19-3-2014 của Bộ Tài chính về điều hành kinh doanh xăng dầu đối với xăng là 11 đồng/lít; dầu điêzen là 19 đồng/lít.<br><br>Bộ Tài chính có văn bản đề nghị Bộ Công thương có ý kiến cụ thể về căn cứ pháp lý xử phạt các trường hợp nêu trên. <br><br>3 DN được nêu tên chiếm thị phần nhỏ trong miếng bánh kinh doanh xăng dầu hiện nay. Thế nhưng, từ việc giá xăng bị bán đắt hơn quy định, người tiêu dùng có quyền đặt câu hỏi nghi ngờ: mình đã bị móc túi từ bao giờ? Tại sao DN lại dám tăng giá bán cao hơn giá trần cơ quan quản lý quy định? Liệu đây có phải là lần đầu, lần duy nhất các DN dám tăng giá bán cao hơn quy định hay thực ra là lỗi của cơ quan quản lý trong việc cào bằng mức giá tăng chung? Hay trách nhiệm cơ quan chức năng mà cụ thể là lực lượng quản lý thị trường của Bộ Công thương ở đâu? Các chính sách quản lý liệu có bất cập?<br><br><b>Bất cập chính sách</b><br><br>Trao đổi với Đại Đoàn Kết chiều 10-6, chuyên gia kinh tế PGS. TS Ngô Trí Long cho rằng, "cần xem lại nhân thân của 3 DN này”, chính xác hơn là cần xem xét lại quá trình kinh doanh. Không thể để một hiện tượng vô lý tồn tại như vậy. Khi DN tăng giá bán cao hơn quy định của Bộ Tài chính có nghĩa là giá bán lẻ cao hơn mặt bằng chung, điều này xâm phạm đến lợi ích của khách hàng.<br><br>Còn TS. Nguyễn Minh Phong trao đổi thêm: phải phạt DN, ngoài phạt còn phải tịch thu thêm hàng hóa. Tức là áp dụng hình thức phạt lũy tiến, xử nghiêm 3 trường hợp để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Quy tắc ứng xử với DN cần phải dựa trên nguyên tắc chung là luật. Khi DN vi phạm, và vi phạm trắng trợn thì cần áp dụng xử phạt.<br><br>Quy định tại Nghị định số 97/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng nêu rõ: "Phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành quy định về mức điều chỉnh giá, thời gian tối thiểu giữa hai lần điều chỉnh giá liên tiếp khi điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu và thời gian tối đa giữa hai lần điều chỉnh giá liên tiếp, khi điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu”.<br><br>Trước những bức xúc của người dân, chuyên gia và người trong cuộc, đại diện SaiGon Petro cho biết: "Trước đây, khi điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, cơ quan chức năng lấy giá của Petrolimex làm gốc nhưng giá của DN chúng tôi luôn thấp hơn so với Petrolimex. Việc này duy trì trong một thời gian dài gây thiệt thòi cho doanh nghiệp. Mức chênh lệch chỉ 10 đồng đến 20 đồng, nhưng với số lượng lớn sẽ trở thành một khoản tiền rất lớn”. <br><br>Thực ra, ai cũng biết giá bán lẻ của Petrolimex đang được lấy làm căn cứ điều chỉnh giá bán lẻ trong nước chung cho các DN. Từ đây, có hạn chế là không tạo ra sự cạnh tranh về giá bán lẻ xăng dầu trên thị trường. Cụ thể, để cạnh tranh nhau trên thị trường một số DN đầu mối đã quyết định mức giá bán lẻ xăng dầu khác nhau và điều chỉnh giá bán với mức thấp hơn mức chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán lẻ hiện hành. Kỳ tính giá tiếp theo, DN đầu mối quyết định ngừng cạnh tranh nhưng mức điều chỉnh giá tối đa vẫn chỉ bằng mức chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán lẻ tính toán chung cho các DN; mức giá mới điều chỉnh không tương đương với giá cơ sở”.<br><br>Từ trường hợp của 3 DN xăng dầu nói trên và câu chuyện áp giá bán lẻ cho thấy, các lỗ hổng quản lý "mặt hàng đầu vào của đầu vào” đang rất lớn. Nghị định thay thế Nghị định số 84/2009/NĐ-CP vì vậy cần sớm được ban hành để khắc phục các bất cập.<br><br><i>Theo Thúy Hằng<br>Đại Đoàn kết</i><br><br></p>
anhdt