Sự lạc quan về triển vọng phục hồi và phát triển kinh tế trong năm 2014 từ DN

Thứ năm, 12/06/2014 08:18
(ThanhtraVietnam) - Dù còn nhiều khó khăn do vẫn còn bị ảnh hưởng của thời kỳ suy giảm kinh tế trong nước và quốc tế, nhưng từ kết quả SXKD của các doanh nghiệp (DN) năm 2012, 2013 và dự kiến 2014 cho thấy, các chỉ tiêu cơ bản như về lao động, vốn, doanh thu, xuất khẩu, lợi nhuận và các điều kiện khác của kinh tế vĩ mô theo đánh giá của doanh nghiệp đang dần tốt lên.
<p class="tapchi">Đây là thông tin trong báo cáo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp năm 2014 của Tổng cục Thống kê. Theo đó, tính từ thời điểm 01/01/2013 đến 01/3/2014 có 5,6% số DN tạm ngừng SXKD, trong khi tỷ lệ này cùng thời điểm 2012 là 8,4% cho thấy, các DN Việt Nam đã từng bước ổn định sản xuất và cho đấy đã bớt khó khăn hơn các năm trước. DN ngoài nhà nước ngừng hoạt động chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và thấp nhất là khu vực DN nhà nước 0,8%. Trong tổng số 433 (5,6%) DN ngừng hoạt động thuộc mẫu điều tra, có đến 58,7% DN ngừng hoạt động do không tìm được thị trường đầu ra.<o:p></o:p></p> <p class="tapchi">Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng hầu hết các DN đều lạc quan về triển vọng phục hồi và phát triển hơn trong năm 2014 và dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2014 đều cao hơn năm 2013. Đặc biệt là các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận và kim ngạch xuất khẩu. Điều này là minh chứng cho thực tế đó là môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi hơn, kinh tế vĩ mô dần ổn định, thị trường trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi theo hướng dần giảm bớt khó khăn, đồng nghĩa với thuận lợi ngày càng tăng giúp các DN lạc quan hơn, đầu tư hơn và kỳ vọng SXKD hiệu quả hơn trong năm 2014 và các năm tiếp theo.<o:p></o:p></p> <p class="tapchi">Tuy nhiên, về lao động, vốn năm 2014 so với năm 2013 tỷ lệ DN đầu tư mở rộng qui mô vẫn còn thấp (mặc dù dự kiến 2014 so với 2013 vẫn cao hơn 2013 so 2012). Điều này cho thấy các DN vẫn rất thận trọng trong việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh để tránh rủi ro, dù cho vẫn nhận định là lạc quan về triển vọng phát triển.<o:p></o:p></p> <p class="tapchi">Theo những đánh giá của DN về môi trường kinh doanh được nêu trong báo cáo của Tổng cục Thống kê, đối với khả năng và điều kiện tiếp cận vốn, có tới 44,2% số DN cho rằng khả năng và điều kiện tiếp cận nguồn vốn đối với khu vực DN năm 2014 không thay đổi so với năm 2013; 30% số DN đánh giá điều kiện sẽ tốt hơn và số còn lại đánh giá điều kiện tiếp cận kém đi. Về tình hình vay vốn của DN, tại thời điểm tháng 3 năm 2014 tỷ lệ DN hiện đang vay vốn để SXKD là 49,5% (50,5% còn lại không vay). Trong số các DN đang vay vốn (trong đó có DN vay từ 2 nguồn trở lên) thì tỷ lệ DN vay vốn tại các ngân hàng thương mại nhà nước đạt cao nhất với 63,6%, tiếp đến là vay từ ngân hàng thương mại ngoài nhà nước, vay từ cá nhân, bạn bè, người thân cùng với tỷ lệ 29,6% và thấp nhất là từ các ngân hàng FDI với 5,9% và từ nguồn khác (như phát hành trái phiếu doanh nghiệp, thành lập công ty đại chúng/IPO, thuê mua,…) 4,7%. Ngoài ra, theo đánh giá của DN về nguyên nhân không vay vốn từ các ngân hàng thương mại của DN, trong số 3.873 DN không vay vốn được hỏi vào thời điểm tháng 3 năm 2014; có 70,3% số DN trả lời không có nhu cầu vay; 22,9% cho rằng thủ tục phức tạp, mất nhiều thời gian; 18,8% cho rằng lãi suất quá cao; 15,7% cho rằng họ có khả năng huy động vốn từ các nguồn khác; 14,4% cho rằng không đủ tài sản để thế chấp; 7,8% cho rằng vốn tự có để đối ứng không đáp ứng yêu cầu của ngân hàng; 6,4% cho rằng phải trả thêm chi phí khác ngoài lãi suất.<o:p></o:p></p> <p class="tapchi">Đối với nhu cầu thị trường trong nước năm 2014, các DN đánh giá chung là có triển vọng hơn so với năm 2013 tuy nhiên tỷ lệ DN lạc quan về thị trường trong nước chưa cao, chỉ với 34,8%. Vẫn còn 16,2% số DN cho rằng thị trường trong nước năm 2014 kém hơn 2013. Bên cạnh đó, các DN Việt <st1:place w:st="on">Nam</st1:place> vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng vào sự hồi phục và tính ổn định của thị trường và nền kinh tế trong nước cũng như quốc tế trong thời gian tới. Bằng chứng là vào thời điểm hiện nay vẫn còn đến 50,5% số DN không vay vốn cho SXKD, cộng với tỷ lệ DN dự kiến mở rộng quy mô về lao động và quy mô vốn năm 2014 vẫn còn thấp.<o:p></o:p></p> <p class="tapchi">Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, nhìn chung nhiều DN Việt <st1:place w:st="on">Nam</st1:place> chưa có thông tin chắc chắn về nhu cầu của thị trường thế giới. Có tới 55,8% số DN được hỏi trả lời không biết hoặc không đánh giá được nhu cầu của thị trường thế giới hiện nay. Điều này cho thấy các DN Việt Nam chủ yếu là các DN có qui mô vừa và nhỏ, không có nhiều DN lớn nằm trong chuỗi SXKD toàn cầu nên hạn chế nhiều đến khả năng nắm bắt nhu cầu của thị trường thế giới; đồng thời cho thấy, vai trò của Bộ Công Thương và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong việc xúc tiến và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp trong nước về nhu cầu của thị trường thế giới còn hạn chế. Điều này hạn chế và ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả SXKD bền vững của các DN Việt <st1:place w:st="on">Nam</st1:place>, đặc biệt là các DN SXKD hàng xuất khẩu.</p> <p class="tapchi" style="text-align:right" align="right"><b>Dương Nguyễn<o:p></o:p></b></p>
anhdt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra