Nội dung của Đề án bao gồm: tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền về công chứng; nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác quản lý Nhà nước về công chứng; tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách phát triển nghề công chứng; xây dựng, hoàn thiện thể chế về công chứng và hành nghề công chứng ở địa phương; quản lý về tổ chức, hoạt động của các tố chức hành nghề công chứng và định hướng phát triến tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
    |
 |
Văn phòng công chứng ở thành phố Yên Bái. Ảnh minh hoạ |
Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với các tổ chức hành nghề công chứng đế kịp thời phát hiện, xử lý, uốn nắn và chấn chỉnh hoạt động công chứng tại các địa phương, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và trật tự cho hoạt động công chứng, chấn chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật của các công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về công chứng và Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, thành lập các đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành xử lý các vụ vi phạm trong việc công chứng hợp đồng, giao dịch, đặc biệt tình trạng công chứng “khống”, công chứng “treo”, công chứng “chờ”, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong các tổ chức hành nghề công chứng, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự các vi phạm về hành nghề công chứng theo quy định cúa pháp luật.
Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Tư pháp đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm công chứng viên vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, tố chức hành nghề công chứng vi phạm pháp luật; kiên quyết tạm đình chỉ hành nghề, miễn nhiệm công chứng viên, chấm dứt hoạt động hoặc các hình thức xử lý tương ứng khác đối với các hành vi vi phạm pháp luật của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng. Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và thực hiện sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án; kịp thời đề xuất, kiến nghị trình UBND tỉnh quyết định những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền, bổ sung, điều chỉnh Đề án phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cúa mình, có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án này; đề xuất UBND tỉnh các biện pháp phát triển nghề công chứng trên địa bàn tỉnh đảm bảo đúng quy định.
Ngoài ra, các tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn đội ngũ công chứng viên, nhân viên của tổ chức mình nâng cao tinh thần trách nhiệm, tuân thủ các quy định của pháp luật, quy tắc đạo đức hành nghề; việc tập sự hành nghề công chứng và thực hiện đầy đủ các chế độ thông tin báo cáo, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động công chứng của Sở Tư pháp và cơ quan có thẩm quyền.