Thanh tra tỉnh Nam Định:

Chú trọng công tác thẩm định dự thảo kết luận thanh tra

Thứ tư, 22/05/2024 09:55
(ThanhtraVietNam) - Từ hoạt động thực tiễn, Thanh tra tỉnh Nam Định đã tổng hợp và rút ra một số kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiệm vụ thanh tra để góp phần đẩy nhanh tiến độ ban hành kết luận thanh tra, trong đó có việc chú trọng công tác thẩm định dự thảo kết luận thanh tra.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra trong giai đoạn hiện nay

Thực hiện quy chế Đoàn thanh tra giúp hạn chế tiêu cực trong hoạt động thanh tra

Hàng năm, căn cứ định hướng chương trình thanh tra của Thanh tra Chính phủ và Kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh, Thanh tra tỉnh đã tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt định hướng chương trình công tác thanh tra của toàn tỉnh, đồng thời ban hành văn bản hướng dẫn thanh tra các sở, ngành, các huyện, thành phố tham mưu cho Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra đảm bảo đúng định hướng và có trọng tâm, trọng điểm.

Năm 2023, công tác thanh tra tại tỉnh Nam Định đã đạt được những kết quả đáng kể, đặc biệt trong việc phát hiện và xử lý sai phạm, từ đó đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả của quản lý nhà nước. Với sự chỉ đạo mạnh mẽ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh Nam Định đã tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng, đồng thời tăng cường công tác đào tạo và nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ ban hành kết luận thanh tra.

leftcenterrightdel
Thanh tra tỉnh Nam Định trong một Hội nghị triển khai công tác năm. Ảnh: Trung Hà 

Theo đó, Thanh tra tỉnh đã chủ trì và xử lý 1.396 cuộc thanh tra, kiểm tra bị chồng chéo trong xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, đạt tỷ lệ 100%. Toàn tỉnh đã triển khai 376 cuộc thanh, kiểm tra tại 2.118 cơ quan, đơn vị, cá nhân. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện sai phạm trên 5 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính 2,6 tỷ đồng.

Về thanh tra hành chính, toàn tỉnh đã thực hiện 88 cuộc tại 186 cơ quan, đơn vị về các nội dung: Quản lý đầu tư xây dựng; đất đai, quản lý tài chính ngân sách, thực hiện chức năng, nhiệm vụ công vụ trong công tác quản lý nhà nước; thanh tra trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thanh tra việc thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; thanh tra chuyên đề quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng…

Toàn ngành đã kết thúc thanh tra và ban hành Kết luận thanh tra 76 cuộc. Qua thanh tra đã phát hiện sai phạm gần 5 tỷ đồng, kiến nghị xử lý thu hồi hơn 1,2 tỷ; tổng số kết luận thanh tra phải thực hiện là 95 kết luận, trong đó có 18 kết luận được kiểm tra trực tiếp; đến nay đã có 84 kết luận đã hoàn thành.

Bên cạnh đó, ngành Thanh tra tỉnh Nam Định đã thực hiện 288 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với 1.932 lượt cơ quan, đơn vị, cá nhân. Nội dung thanh, kiểm tra tập trung các lĩnh vực: chấp hành pháp luật về tài chính ngân sách; đất đai; đầu tư xây dựng, quản lý dự án quy định trong lĩnh vực đấu thầu; công tác quản lý, sử dụng ngân sách; đầu tư, mua sắm công; quản lý, sử dụng tài sản công...

Đến cuối năm 2023, đã có 232 cuộc thanh tra, kiểm tra được ban hành kết luận. Qua thanh tra đã phát hiện sai phạm khoảng 300 triệu đồng; trong đó xử lý thu hồi 229,2 triệu đồng, giảm trừ quyết toán 65,96 triệu đồng; xử lý hành chính bằng hình thức xử phạt vi phạm hành chính trên 2 tỷ đồng. Đến nay các đơn vị có sai phạm đã cơ bản thực hiện việc nộp vào ngân sách nhà nước.

Nhìn chung, công tác thanh tra của tỉnh Nam Định năm vừa qua đã thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, góp phần phòng ngừa tham nhũng, lãng phí; toàn Ngành đã đẩy nhanh tiến độ ban hành, công khai kết luận thanh tra. Cùng với đó, công tác đôn đốc, kiểm tra và xử lý sau thanh tra đã được quan tâm thực hiện đạt kết quả tích cực.

Từ hoạt động thực tiễn, Thanh tra tỉnh Nam Định đã tổng hợp và rút ra một số kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiệm vụ thanh tra để góp phần đẩy nhanh tiến độ ban hành kết luận thanh tra, trong đó có một số điểm cần chú ý như sau:

Một là, dự thảo kế hoạch của các cấp các ngành được cập nhật vào Hệ thống cơ sở dữ liệu thanh tra của tỉnh để thực hiện việc xử lý chồng chéo. Sau khi có kết quả xử lý chồng chéo, các đơn vị trình Thủ trưởng ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Qua đó đã đảm bảo xử lý triệt để chồng chéo trong xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra.

Hai là, việc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra được giao cho Phòng Giám sát, kiểm tra và sử lý sau thanh tra đảm nhiệm.

Ba là, công tác thẩm định dự thảo kết luận thanh tra được giao cho các đồng chí trưởng các phòng ngiệp vụ chuyên môn phù hợp với nội dung tính chất của từng cuộc thanh tra phối hợp với phòng Phòng Giám sát, kiểm tra và sử lý sau thanh tra thực hiện.

Bốn là, việc đôn đốc thực hiện các kết luận Thanh tra được giao cho phòng Phòng Giám sát, kiểm tra và sử lý sau thanh tra thực hiện đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Đối với những vi phạm phải xử lý thu hồi tiền, tài sản các Đoàn thanh tra tham mưu Chánh thanh tra ban hành quyết định thu hồi ngay trong quá trình thanh tra, đồng thời đôn đốc đối tượng thanh tra thực hiện trước khi ban hành Kết luận thanh tra.

Năm là, thực hiện tốt công tác tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho thanh tra các huyện, thành phố, sở, ngành; kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chấn chỉnh những khuyết điểm, tồn tại trong công tác thanh tra, nâng cao chất lượng, đẩm bảo tiến độ ban hành kết luận thanh tra.

Về phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới, toàn ngành Thanh tra tỉnh sẽ tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra; phấn đấu hoàn thành kế hoạch thanh tra năm 2024 đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc thanh tra; góp phần hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của từng địa phương, sở, ngành. Đổi mới công tác thanh tra theo hướng tăng cường thanh tra đột xuất, thanh tra chuyên đề, tập trung vào các lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm dễ phát sinh tiêu cực, dư luận xã hội đang quan tâm.

Nhằm phát hiện những thiếu sót, khuyết điểm trong công tác quản lý Nhà nước để kiến nghị thủ trưởng các cấp, các ngành chấn chỉnh, khắc phục đồng thời kiên quyết xử lý sai phạm nhằm lập lại trật tự trong quản lý nhà nước; xử lý triệt để chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.

Hoạt động thanh tra chuyên ngành của các sở phải được thực hiện rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội theo nguyên tắc quản lý nhà nước đến đâu thì thanh tra đến đó, nhưng phải tập trung vào những nội dung, những vấn đề nổi cộm đang gây bức xúc, đang được dư luận xã hội quan tâm để kiến nghị chấn chỉnh, xử lý kịp thời các tồn tại, khuyết điểm, tăng cường công tác quản lý Nhà nước.

Thường xuyên cập nhật dữ liệu các cuộc thanh tra, kiểm tra vào Hệ thống cơ sở dữ liệu Thanh tra tỉnh Nam Định nhằm quản lý toàn diện hoạt động thanh tra trên địa bàn toàn tỉnh từ khâu ban hành kế hoạch thanh tra, thực hiện các cuộc thanh tra đến việc theo dõi, đôn đốc thực hiện các Kết luận thanh tra.

Đồng thời, tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác thanh tra, tiếp tục chấn chỉnh, khắc phục triệt để các thiếu sót, khuyết điểm trong việc ban hành Kết luận thanh tra.

PGS.TS Nguyễn Thị Tố Quyên

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra