Tham nhũng ở Ai Cập: Những thách thức vượt biên giới

Thứ tư, 28/08/2024 07:00
(ThanhtraVietNam) - Tình trạng tham nhũng tại Ai Cập đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng, lan rộng từ chính trị, kinh tế đến quân đội và y tế. Những biểu hiện của tham nhũng không chỉ ảnh hưởng sự phát triển trong nước mà còn gây ra những tác động tiêu cực vượt ra ngoài biên giới.

Lời biện hộ của Thượng nghị sĩ Menendez: Tập trung vào vàng là do thiếu bằng chứng về hối lộ

Thượng nghị sĩ Menendez: Đổi quyền lực lấy vàng

Hoa Kỳ: Tạm dừng vụ án tham nhũng của Menendez

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ bị kết án vì tham nhũng

Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ từ chức sau cáo buộc tham nhũng

Tham nhũng ở Ai Cập đã trở thành một vấn đề dai dẳng, ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực quan trọng của quốc gia này. Các chỉ số toàn cầu như Chỉ số Nhận thức Tham nhũng (CPI) và Chỉ số Quản trị Toàn cầu của Ngân hàng Thế giới đã liên tục xác nhận những lo ngại về tham nhũng ăn sâu bám rễ tại Ai Cập.

CPI năm 2023 đánh giá Ai Cập đạt 35/100 điểm, xếp hạng 108/180 quốc gia, cho thấy nhận thức về tỷ lệ tham nhũng cao vẫn tồn tại. Đồng thời, Chỉ số Quản trị Toàn cầu của Ngân hàng Thế giới ghi nhận điểm số âm về kiểm soát tham nhũng của Ai Cập, dao động từ -0,47 năm 1996 đến -0,68 năm 2022, phản ánh tình trạng ngày càng tồi tệ trong việc quản lý tham nhũng.

Tình trạng tham nhũng ở Ai Cập không chỉ giới hạn trong các lĩnh vực chính trị mà còn lan rộng sang các ngành kinh tế và quân sự, khiến nỗ lực cải thiện quản trị minh bạch trở nên khó khăn.

leftcenterrightdel
 Cairo, thủ đô của Ai Cập (ảnh: iStockphoto)

Tham nhũng trong quân đội Ai Cập vượt ra ngoài biên giới quốc gia

Trong quân đội, tham nhũng đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đáng kể đối với tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Lực lượng vũ trang Ai Cập, từ lâu đã có ảnh hưởng lớn trong các vấn đề chính trị và kinh tế của đất nước, hiện đang tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nhiều lĩnh vực dân sự. Tuy nhiên, nhiều báo cáo chỉ ra rằng các doanh nghiệp quân sự không phải tuân theo các tiêu chuẩn công bố tài chính giống như các doanh nghiệp nhà nước khác, dẫn đến tình trạng tham nhũng tràn lan.

Mô hình kinh tế của quân đội nước này tập trung vào các dự án lớn do Cơ quan Kỹ thuật lực lượng vũ trang Ai Cập quản lý, đã bị chỉ trích vì thúc đẩy tham nhũng và kém hiệu quả. Những dự án như mở rộng Kênh đào Suez và xây dựng thủ đô mới đã bị chỉ trích vì thúc đẩy tham nhũng và thiếu hiệu quả. Những dự án này thường không chịu sự giám sát của dân sự, dẫn đến việc sử dụng sai nguồn lực công và làm trầm trọng thêm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

Tham nhũng trong quân đội Ai Cập không chỉ gây hại trong nước mà còn có tác động ra bên ngoài biên giới. Một vụ án gần đây ở Hoa Kỳ đã cáo buộc Thượng nghị sĩ Robert Menendez nhận hối lộ từ quân đội Ai Cập để đảm bảo viện trợ quân sự và hỗ trợ bán vũ khí cho nước này. Vụ việc này không chỉ làm nổi bật vấn đề tham nhũng trong quân đội Ai Cập mà còn cho thấy tình trạng tham nhũng ở nước ngoài của quân đội nước này.

Tham nhũng tạo ra sự bất công trong việc tiếp cận cơ hội giáo dục

Trong lĩnh vực giáo dục, tham nhũng cũng là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục và sự công bằng trong tiếp cận giáo dục. Các hành vi tham nhũng trong giáo dục ở Ai Cập có thể xảy ra ở nhiều cấp độ khác nhau, từ việc phụ huynh bị ép buộc đóng góp cho trường học đến việc giáo viên bán đề thi. Những hành vi này làm suy yếu lòng tin của người dân vào hệ thống giáo dục và tạo ra sự bất công trong việc tiếp cận cơ hội giáo dục, đặc biệt là đối với những nhóm yếu thế và thiểu số.

Một ví dụ về tham nhũng trong ngành giáo dục là vụ việc Bộ trưởng Bộ Giáo dục bị phát hiện đã chi 222.000 EGP (khoảng 4.600 đô la Mỹ) cho các bữa ăn cá nhân trong hơn một năm, cùng với việc cố vấn của ông ta nhận được những khoản tiền thưởng tài chính không chính đáng. Vụ việc này là một trong những ví dụ điển hình cho thấy tham nhũng đã ăn sâu vào các cơ quan Chính phủ ở Ai Cập khiến việc cải thiện quản trị trở nên cực kỳ khó khăn.

Tham nhũng trong ngành y tế Ai Cập làm suy yếu tính công bằng của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Tham nhũng trong ngành y tế Ai Cập đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến chất lượng, khả năng tiếp cận và tính công bằng của dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Từ việc hối lộ để được điều trị kịp thời, biển thủ tiền quỹ, đến thổi phồng hợp đồng và lương, nhiều vụ việc đã được báo cáo.

Vào năm 2022, một tòa án Ai Cập đã tuyên án 10 năm tù và phạt 500.000 EGP (khoảng 10.500 đô la Mỹ) đối với Mohamed al-Ashhab, chồng cũ của cựu bộ trưởng y tế Hala Zayed, vì tội tham nhũng. Al-Ashhab, một quan chức cấp cao tại công ty bảo hiểm nhân thọ nhà nước lớn nhất Ai Cập, đã bị bắt vì nhận hối lộ 5 triệu EGP (khoảng 105.000 đô la Mỹ) từ chủ sở hữu của một bệnh viện tư nhân không có giấy phép. Khoản hối lộ này nhằm mục đích đảm bảo giấy phép cho bệnh viện mặc dù bệnh viện không đáp ứng được các tiêu chuẩn cần thiết

Tình trạng quá tải và thiếu nguồn lực tại các bệnh viện quận càng làm trầm trọng thêm tình trạng này, khiến những người không có khả năng chi trả bị từ chối quyền tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản.

Để giải quyết tham nhũng ở Ai Cập, cần phải có các biện pháp minh bạch và trách nhiệm giải trình hiệu quả, đặc biệt là trong các doanh nghiệp quân sự và các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi tham nhũng. Tuy nhiên, việc thực hiện những biện pháp này vẫn là một thách thức lớn đối với Chính phủ Ai Cập.

Dương Nguyễn (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
 
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra