Quảng Bình chú trọng thanh tra, kiểm tra khai thác cát, sỏi

Thứ sáu, 21/02/2025 08:51
(ThanhtraVietNam) - Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động khoáng sản, nhất là cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thời gian qua đã được quan tâm thực hiện thường xuyên, có hiệu quả. Qua đó, góp phần đưa hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp.

Nền tảng chống tham nhũng khu vực Thái Bình Dương: Hợp tác để xây dựng một tương lai minh bạch

Sở An toàn thực phẩm Thành phố thực hiện thí điểm theo Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội

Hòa Bình kiện toàn bộ máy: Hợp nhất, tinh giản, nâng cao hiệu quả quản lý

Nhiều sai phạm tại công ty quản lý quỹ đầu tư MB

Nhiều vi phạm nghiêm trọng tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư I.P.A: Yêu cầu khắc phục khẩn trương

 Chuyển 3 hồ sơ có dấu hiệu tôi phạm sang cơ quan điều tra

Theo Báo cáo của UBND tỉnh Quảng Bình về tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản năm 2024, hoạt động kiểm tra, thanh tra tập trung vào các nội dung, như: Việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động khoáng sản; việc chấp hành các quy định trong giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; kiểm tra, xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản; nhất là thanh tra về hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi trái phép trên địa bàn. Đặc biệt, đã kiên quyết xử lý những bến bãi lập sai quy định để lợi dụng tiêu thụ cát, sỏi trái phép, không rõ nguồn gốc.

Qua kiểm tra cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, như: Khai thác không theo thiết kiết mỏ đã được phê duyệt; khai thác trái phép, thực hiện không đầy đủ việc cắm mốc theo quy định, khai thác vượt công suất cho phép, báo cáo định kỳ không đúng mẫu, thiếu số liệu... Kết quả thanh tra, kiểm tra, đã phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời các sai phạm.

Trong năm 2024, UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xử lý vi phạm 08 trường hợp với số tiền xử phạt trên 1,6 tỷ đồng. Ngoài ra, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã phát hiện và chuyển 03 hồ sơ có dấu hiệu tội phạm sang Cơ quan điều tra, Công an tỉnh Quảng Bình để xử lý theo quy định.

Có thể nói, hoạt động thanh tra, kiểm tra nêu trên đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân, đưa hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ngày càng đi vào nề nếp, đúng luật và có hiệu quả.

leftcenterrightdel
Quảng Bình chú trọng thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông. (Ảnh: Thanh Tùng) 

Tuy nhiên, lực lượng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản đã được tăng cường nhưng còn thiếu, nhất là ở cơ sở và thiếu trang thiết bị cần thiết để phục vụ công tác kiểm tra. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản đã được tăng cường nhưng so với yêu cầu thực tế đặt ra vẫn chưa thực sự đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công tác quản lý nhà nước.

Hơn nữa, kinh phí cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép là khá lớn và phải thường xuyên, liên tục nhưng ngân sách địa phương còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm

Để ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, đặc biệt là cát, sỏi lòng sông, UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương tập trung một số giải pháp cụ thể sau:

Một là, rà soát lại tất cả các mỏ khoáng sản đã cấp phép, trong đó tập trung vào các mỏ cát, sỏi về quy trình cấp phép, đánh giá, kiểm soát, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về khoáng sản để làm cơ sở cho việc tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

Hai là, nâng cao chất lượng đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với các dự án khai thác khoáng sản; tăng cường chất lượng trong công tác thẩm định, đánh giá trữ lượng và cấp phép khai thác khoáng sản. Trong đó, tham mưu UBND tỉnh cấp phép khai thác cát, sỏi lòng sông có thời hạn không quá 5 năm để hạn chế tối đá việc thất thoát tài nguyên khoáng sản.

Ba là, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khoáng sản trên diện rộng, nhất là đối với người dân và doanh nghiệp ở các xã, phường thường xẩy ra tình trạng khai thác, vận chuyển, mua bán trái phép cát, sỏi.

Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra việc khai thác, tập kết, kinh doanh vận chuyển cát, sỏi trái phép trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Xử lý các hành vi vi phạm trong việc khai thác khoáng sản trái phép đặc biệt là khai thác cát, sỏi lòng sông. Xử lý nghiêm đối với các tàu thuyền không có đăng ký, đăng kiểm, không đủ điều kiện hoạt động tham gia giao thông đường thủy, khai thác không đúng thời gian theo giấy phép, nhất là các tàu thuyền có hoạt động khai thác, vận chuyển cát, sỏi lòng sông. Kiểm tra, quản lý nguồn gốc, chất lượng khoáng sản vận chuyển trên đường và tiêu thụ trên địa bàn.

Năm là, thường xuyên giám sát các khu vực khoáng sản có nguy cơ xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; công khai đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh từ cơ quan báo chí, tổ chức, cá nhân về tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn.

Sáu là, UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố thành lập lực lượng thường trực, lập đường dây nóng, phân công lãnh đạo và cán bộ chuyên môn phụ trách địa bàn xã, đảm bảo việc tiếp nhận thông tin liên lạc thông suốt 24/24 giờ, để kịp thời xử lý hoặc phối hợp xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; tiếp tục tăng cường công tác phối hợp giữa các địa phương có chung đường địa giới hành chính trên sông và cửa biển trong quản lý khai thác, vận chuyển và sử dụng cát, sỏi nhằm ngăn chặn, chấm dứt tình trạng khai thác trái phép trên địa bàn.

Bảy là, tổ chức xử lý trách nhiệm người đứng đầu UBND cấp xã đã để xảy ra tình trạng khai thác, lập bến bãi tập kết, kinh doanh cát sỏi trái phép trên địa bàn trong thời gian dài mà không xử lý.

Minh Nguyệt

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra