Xử lý sai phạm về hành chính, kinh tế
Về xử lý sai phạm về hành chính, kinh tế, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý đình chỉ, chấm dứt hành vi vi phạm, thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra.
Trong phạm vi thẩm quyền của mình, tiến hành thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; quyết định thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước; áp dụng các biện pháp quản lý khác theo quy định của pháp luật;
Kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước.
Chậm nhất là 2 ngày kể từ ngày ban hành, văn bản xử lý các sai phạm về hành chính, kinh tế phải được gửi cho đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ quan ban hành kết luận thanh tra.
|
|
Thủ trưởng cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra và xử lý kịp thời kết quả theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra trong phạm vi quyền hạn |
Xử lý người có hành vi vi phạm
Về xử lý cán bộ, công chức, viên chức, người có hành vi vi phạm, Nghị định 33 nêu rõ, căn cứ phân cấp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân có hành vi vi phạm.
Tiến hành thủ tục xử lý kỷ luật, ban hành quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp.
Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.
Khắc phục yếu kém trong quản lý
Khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, góp phần khắc phục tình trạng chậm ban hành kết luận thanh tra, Luật Thanh tra năm 2022 (8 chương với 118 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023) đã quy định, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra ký ban hành kết luận thanh tra và Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra để bảo đảm việc ban hành kết luận thanh tra đúng thời hạn theo quy định.
|
Về khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, hoàn thiện chính sách, pháp luật, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệmvchỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý áp dụng biện pháp cần thiết để kịp thời khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, đình chỉ, chấm dứt hành vi vi phạm, hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản có nội dung trái pháp luật, hoàn thiện chính sách, pháp luật.
Trong phạm vi trách nhiệm của mình, kịp thời áp dụng các biện pháp để khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý; hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản có nội dung trái pháp luật, hoàn thiện chính sách, pháp luật.
Kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, đình chỉ, chấm dứt hành vi vi phạm, ban hành hoặc hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản có nội dung trái pháp luật, hoàn thiện chính sách, pháp luật.
Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan ban hành kết luận
Về quyết định, yêu cầu, kiến nghị thực hiện kết luận thanh tra, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ban hành kết luận thanh tra hoặc kể từ ngày nhận được văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm:
Trong phạm vi thẩm quyền của mình, tiến hành thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; quyết định thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật; xem xét xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền quản lý của mình; áp dụng các biện pháp quản lý khác theo quy định của pháp luật;
Yêu cầu đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan: Chấm dứt hành vi vi phạm; thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật; áp dụng các biện pháp để khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, chấm dứt hành vi vi phạm; hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản có nội dung trái pháp luật, hoàn thiện chính sách, pháp luật;
Chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Thủ trưởng cơ quan ban hành kết luận thanh tra còn có trách nhiệm tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra.