Thấy gì từ Bệnh viện Tâm Anh và VNVC đầu tư lớn, lợi nhuận thấp?

Thứ ba, 23/07/2024 07:00
(ThanhtraVietNam) - Với quy mô 100 triệu dân và chi tiêu tiền thuốc có tốc độ tăng nhanh hơn thu nhập, Việt Nam được xem là một thị trường đầy tiềm năng cho lĩnh vực y tế. Nhắc đến y tế không thể bỏ qua hệ sinh thái Bệnh viện Tâm Anh, chuỗi tiêm chủng VNVC và Dược phẩm ECO của ông Ngô Chí Dũng.

Ngành sữa có dấu hiệu bão hoà, cổ phiếu Vinamilk giảm trong bối cảnh khối ngoại bán ra

Tăng cường thanh tra để minh bạch thị trường chứng khoán

PGBank bị phạt gần 160 triệu đồng vì vi phạm trong công bố thông tin

Hòa Phát bị phạt do vi phạm quy định về hội đồng quản trị

Tăng trưởng doanh thu, nhưng lợi nhuận Bệnh viện Tâm Anh thấp

Những năm qua, Bệnh viện (BV) Tâm Anh đã có nhiều lần tăng vốn điều lệ. Lần gần nhất là vào năm 2023, công ty tăng vốn từ 500 tỷ lên 700 tỷ đồng. Tổng tài sản tại thời điểm cuối năm 2023 chỉ ở mức gần 1.700 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả chiếm gần 70%, tức 1.150 tỷ đồng.

Năm 2021, bệnh viện này lỗ kỷ lục 198 tỷ đồng, thổi bay lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tích luỹ được trước đó. Sang năm 2022, tình hình đã khả quan hơn với doanh thu tăng 63% lên hơn 1.200 tỷ đồng. Giá vốn và các chi phí tăng chậm hơn giúp BV Tâm Anh chuyển từ lỗ sang lãi hơn 19 tỷ đồng.

Tuy nhiên, chỉ một năm sau đó, BV Tâm Anh lại lỗ gần 42 tỷ đồng dù doanh thu vẫn tiếp tục tăng mạnh và lập kỷ lục với hơn 1.400 tỷ đồng. Lỗ luỹ kế tính đến hết năm 2023 lên đến hơn 186 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tại cùng thời điểm ở mức 514 tỷ đồng, thấp hơn vốn điều lệ chủ yếu do lỗ luỹ kế 145 tỷ đồng.

leftcenterrightdel
 

Dù đạt về tốc độ tăng trưởng doanh thu nhưng mức lợi nhuận của BV Tâm Anh rất thấp, thậm chí thua lỗ. Nguyên nhân là doanh nghiệp này không có lãi do nguồn vốn đầu tư quá lớn vào trang thiết bị, mở rộng cơ sở vật chất, tuyển dụng nhân sự chuyên môn cao với số lượng lớn. Bên cạnh đó chi phí khám chữa bệnh tại Tâm Anh chỉ ở mức trung bình...

So với những thành viên khác trong hệ sinh thái y tế của ông Ngô Chí Dũng, BV Tâm Anh cũng không kém cạnh nếu xét về tốc độ tăng trưởng doanh thu. Tuy nhiên, mức lợi nhuận lại thấp, nhất là so sánh với những bệnh viện niêm yết trên sàn chứng khoán. Đáng chú ý, bệnh viện này còn không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) ngay cả khi có lãi trong năm 2022.

VNVC đóng thuế TNDN chỉ vài chục tỷ mỗi năm

Một cái tên rất đáng chú ý khác trong hệ sinh thái của "đại gia" Ngô Chí Dũng là VNVC - một trong những hệ thống tiêm chủng lớn nhất Việt Nam. Doanh nghiệp này tên đầy đủ là CTCP Vacxin Việt Nam, thành lập ngày 11/11/2016, ngành nghề kinh doanh chính là hoạt động y tế dự phòng và tiêm phòng. Sau 8 năm hoạt động, hệ thống VNVC có gần 200 trung tâm tiêm chủng.

Thời điểm mới thành lập, vốn điều lệ của VNVC là 10 tỷ đồng. Sau nhiều lần điều chỉnh, đến ngày 10/7/2020, vốn điều lệ của VNVC được tăng lên 140 tỷ đồng.

Những năm qua, quy mô tài sản của VNVC liên tục tăng cùng quá trình mở rộng hệ thống. Đến cuối năm 2023, tổng tài sản của chuỗi tiêm chủng này đạt hơn 4.100 tỷ đồng, gấp hơn 142 lần thời điểm cuối năm 2017.

Tuy nhiên, do vốn chủ khiêm tốn, tài sản của VNVC chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn nợ. Tổng nợ phải trả của doanh nghiệp này thường xuyên chiếm khoảng 90% tổng tài sản và gấp gần chục lần vốn chủ sở hữu. Tính đến cuối năm 2023, tổng nợ phải trả của VNVC lên đến hơn 3.700 tỷ đồng, gấp gần 10 lần vốn chủ sở hữu tại cùng thời điểm. Trong đó, số dư nợ vay tài chính ở mức hơn 1.200 tỷ đồng, toàn bộ là nợ ngắn hạn.

leftcenterrightdel
 

 

Đáng chú ý, tài sản của VNVC phần lớn là các khoản phải thu với số dư tính đến cuối năm 2023 ở mức hơn 1.980 tỷ đồng (chiếm gần 50%), tăng 73% với đầu năm. Tồn kho của chuỗi tiêm chủng này cũng nhích nhẹ so với thời điểm đầu năm lên hơn 730 tỷ. Tuy nhiên, con số này vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức gần 1.100 tỷ hồi cuối năm 2021. Năm 2023, doanh thu của chuỗi tiêm chủng này tăng 26% so với năm trước. Nhiều năm qua, doanh thu của VNVC chỉ tăng trưởng âm duy nhất trong năm 2022.

Doanh thu khủng nhưng lợi nhuận của VNVC lại không mấy ấn tượng, thậm chí giai đoạn 2 năm đầu (2017-2018) còn thua lỗ. Năm 2022, chuỗi tiêm chủng này lãi kỷ lục 265 tỷ đồng. Chỉ một năm sau, lợi nhuận của chuỗi lại chỉ còn 91 tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ năm 2020. Tương ứng, biên lãi ròng của chuỗi tiêm chủng này chưa đến 1% tức là 100 đồng doanh thu chưa đổi được một đồng lãi.

Lợi nhuận mỏng, thuế TNDN mà VNVC nộp cũng không nhiều chỉ vài chục tỷ mỗi năm, tương đương với doanh thu vài ngày.

Ngoài BV Tâm Anh và VNVC, hệ sinh thái y dược của ông Ngô Chí Dũng còn có một cái tên rất đáng chú ý là CTCP Dược phẩm ECO (Eco Pharma) - doanh nghiệp sở hữu chuỗi nhà thuốc đầu tiên tại Việt Nam đạt đủ 3 tiêu chuẩn WHO-GSP, GDP và GPP (Eco Pharmacy). Ông Dũng hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của doanh nghiệp này.

Sau hơn 1 thập kỷ hoạt động, Eco Pharma đã và đang là cái tên rất đáng chú ý trong lĩnh vực dược phẩm, đặc biệt là thực phẩm chức năng. Các sản phẩm chức năng như Sâm Alipas Platinum, Sâm Angela Gold, Jex Max, Qik Hair, Otiv...đã có mặt tại Việt Nam.

 

Bảo San

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra