Tọa đàm “Giá thành điện - Thực trạng và giải pháp”:

Bài 2: Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào giá thành điện

Thứ sáu, 11/10/2024 15:00
(ThanhtraVietNam) - Để có một mức giá điện bảo đảm hài hòa được lợi ích của các bên tham gia thị trường điện, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa cho rằng, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào giá thành điện mà điều tiết bằng các công cụ như thuế, phí, quỹ.

Phó Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm

Tập trung chỉ đạo, triển khai thi hành Luật Đất đai

Hòa Bình: Thanh tra chất lượng quản lý và giảng dạy tại 50 đơn vị giáo dục

Thành phố Hồ Chí Minh: Khởi công xây dựng đường Liên Phường

Nhiều vi phạm tại dự án Kim Do Policity liên quan đến Phó Chủ tịch huyện Yên Phong

Bài 1: Giá điện bán ra thấp hơn giá thành sản xuất

Đó là nội dung tiếp tục được các khách mời trao đổi tại Tọa đàm “Giá thành điện - Thực trạng và giải pháp” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều ngày 10/10.

Phải đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước, người dân, doanh nghiệp

Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, ngoài việc bảo đảm tính đúng, tính đủ và Nhà nước điều tiết bằng các biện pháp gián tiếp, bằng công cụ thị trường thì giá điện cũng phải tách bạch phần chính sách an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ đối với người nghèo ra khỏi chính sách giá điện và giải quyết bằng chính sách khác như hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo thì bảo đảm giá điện sẽ minh bạch hơn.

leftcenterrightdel
Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa. (Ảnh:VGP)

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước, người dân, doanh nghiệp và bảo đảm các vấn đề về an sinh xã hội khác, hỗ trợ người nghèo trong tiếp cận và sử dụng điện năng là ý kiến của Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) Nguyễn Thế Hữu.

Ông Hữu cho rằng, chính sách an sinh trong việc sử dụng điện đối với hộ nghèo và các hộ chính sách xã hội đã được áp dụng nhất quán trong nhiều năm nay chứ không phải vài năm trở lại đây mới nói.

Điều này thể hiện qua việc các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tương đương 30 kWh điện hàng tháng từ ngân sách nhà nước. Đây là nỗ lực chung của cả ngành điện cũng như cơ quan có liên quan vì đảm bảo an ninh nguồn điện cũng chính là giải pháp căn cơ nhất để đảm bảo an sinh xã hội.

Vấn đề cốt lõi của ngành điện là giá điện

Ông Nguyễn Tiến Thỏa nhấn mạnh, việc tuân thủ quyết định của Bộ Chính trị và Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân là vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, ông Thỏa cũng lưu ý, giá điện bám sát sự biến động của thị trường, không hoàn toàn thả nổi theo cơ chế thị trường. Đây chính là cơ chế tính giá theo thị trường mà Nhà nước cho phép điều chỉnh làm sao ở mức độ hợp lý.

“Nguyên tắc xuyên suốt là phải bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, tính đúng, tính đủ, hợp lý, hợp lệ cho ngành điện. Riêng thực hiện những điều này sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề”, ông Thỏa nhấn mạnh.

leftcenterrightdel

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu tham gia tọa đàm theo hình thức trực tuyến. (Ảnh: VGP) 

Vấn đề cốt lõi của ngành điện chính là giá điện. Do đó, cần sớm sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách giá điện trong Luật Điện lực với tầm nhìn dài hạn mới có thể xử lý được những yêu cầu đặt ra.

Trao đổi thêm về vấn đề này, TS. Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh cho rằng đã có căn cứ pháp lý và chỉ đạo cụ thể của Nhà nước vì vậy không nên nghĩ đến những điều mới. Trước mắt, những gì đã có cần làm trước, các động thái như sửa Luật Điện lực và đưa ra những cơ chế, chính sách mới, Chính phủ đều đã làm.

Nhấn mạnh về lộ trình cải cách toàn bộ ngành điện lực với định hướng tiến theo mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững của Việt Nam, TS. Hà Đăng Sơn đưa ra ý kiến: Đầu tiên là phải cải cách giá điện, trong trường hợp đó chúng ta mới có được những định chế, nền tảng cơ bản để chuyển đổi, chuyển dịch năng lượng theo hướng đưa nhiều hơn nguồn điện “sạch, xanh” trong cơ cấu sản xuất điện.

Đưa dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) ra thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách

Để thể chế hóa đầy đủ chủ trương, quan điểm của Đảng về phát triển điện lực, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, khắc phục những bất cập, hạn chế của Luật Điện lực hiện hành, Chính phủ đã tổng kết, đánh giá việc thực hiện luật trình Quốc hội dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm tra dự án luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến về dự án luật tại Phiên họp thứ 36.

Đây là luật khó, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân và để có căn cứ cho Quốc hội quyết định thông qua luật tại một kỳ họp hay tại hai kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đưa dự thảo luật ra thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách. 

N.K

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra