Việt Nam phấn đấu nằm trong nhóm các nước dẫn đầu khu vực về phát triển chuỗi khối

Thứ tư, 23/10/2024 08:45
(ThanhtraVietNam) - Việt Nam đề ra mục tiêu đến năm 2030 nằm trong nhóm các quốc gia dẫn đầu trong khu vực và trên thế giới về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển chuỗi khối; xây dựng được 20 thương hiệu blockchain uy tín về nền tảng, sản phẩm, dịch vụ.

Phê bình lãnh đạo thành phố Hải Phòng và các tỉnh: Lạng Sơn, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Bến Tre, Sóc Trăng do chậm thi hành Luật Đất đai

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát

Điện Bàn, Quảng Nam: Công nhận một phần nội dung khiếu nại của công dân

Diện tích tối thiểu khi tách thửa đất ở Đà Nẵng là bao nhiêu?

Chỉ đạo thanh tra trách nhiệm tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở Quảng Ninh

Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động thanh tra ở Lào Cai

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định ban hành Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược).

Phát triển blockchain tại 3 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia

Mục tiêu cụ thể của Chiến lược đến năm 2025 là thiết lập nền tảng phát triển công nghệ chuỗi khối. Đồng thời, thúc đẩy nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ chuỗi khối tại 3 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia; xây dựng và nâng cấp được 10 cơ sở nghiên cứu và đào tạo nhằm xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công nghệ chuỗi khối; công nghệ chuỗi khối được đưa vào khung chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, các cơ sở nghiên cứu.

Bên cạnh đó, lựa chọn, hình thành tối thiểu 01 trung tâm/đặc khu/địa bàn thử nghiệm về chuỗi khối để hình thành mạng lưới quốc gia về chuỗi khối. Trong đó, ưu tiên triển khai tại các đơn vị đã có kinh nghiệm triển khai về mạng lưới chuỗi khối của địa phương.

Hình thành hệ sinh thái “Blockchain+” thông qua hoạt động ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong các ngành, lĩnh vực như tài chính - ngân hàng, giao thông - vận tải, y tế, giáo dục và đào tạo, thương mại, logistic, bưu chính - chuyển phát, sản xuất công nghiệp, năng lượng, du lịch, nông nghiệp, cung cấp dịch vụ công và các lĩnh vực khác.

Đặc biệt, Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia dẫn đầu trong khu vực và trên thế giới về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển chuỗi khối.

Mặt khác, duy trì vận hành tối thiểu 03 trung tâm/đặc khu thử nghiệm về công nghệ chuỗi khối tại các thành phố lớn để hình thành mạng lưới quốc gia về chuỗi khối. Có đại diện nằm trong Bảng xếp hạng nhóm 10 Cơ sở đào tạo và nghiên cứu về chuỗi khối dẫn đầu trong khu vực châu Á.

leftcenterrightdel
Việt Nam phấn đầu đến năm 2030 nằm trong nhóm các quốc gia dẫn đầu trong khu vực và trên thế giới về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển chuỗi khối. (Ảnh: ITN)

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để phát triển chuỗi khối

Theo đó, Chiến lược đã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu nêu trên. Đó là xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động ứng dụng và phát triển chuỗi khối.

Cụ thể, rà soát, nghiên cứu và đánh giá ảnh hưởng của hành lang pháp lý hiện hành với các giải pháp, ứng dụng chuỗi khối. Trên cơ sở đó, nghiên cứu, xây dựng các chính sách và tiêu chuẩn về nền tảng, sản phẩm, ứng dụng và dịch vụ chuỗi khối đảm bảo tính liên thông và tính mở của các bên tham gia vào các giao dịch dựa trên công nghệ chuỗi khối.

Nâng cao hiệu lực các quy định của pháp luật trong quản lý công nghệ chuỗi khối để thúc đẩy sự phát triển an toàn, tin cậy của công nghệ chuỗi khối. Phát triển các khu công nghệ thông tin tập trung, tạo không gian hình thành hệ sinh thái phát triển công nghiệp chuỗi khối.

Xây dựng, phát triển Hạ tầng chuỗi khối Việt Nam đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về an ninh, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân đáp ứng đa mục tiêu, thúc đẩy ứng dụng và phát triển chuỗi khối tại Việt Nam.

Cùng với việc xây dựng, phát triển hạ tầng, cần xây dựng cơ chế quản lý, sử dụng và phát triển nền tảng quản trị, vận hành Hạ tầng chuỗi khối Việt Nam. Xây dựng các cơ chế vận hành, khai thác và tương tác, liên thông giữa các loại hình mạng chuỗi khối hoạt động trên Hạ tầng chuỗi khối Việt Nam.

leftcenterrightdel
Việt Nam phát triển công nghiệp chuỗi khối gắn với chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số, chuyển đổi số. (Ảnh: ITN) 

Gắn phát triển blockchain với công nghiệp công nghệ số, chuyển đổi số

Đáng chú ý, Chiến lược nêu rõ, phát triển công nghiệp chuỗi khối gắn với chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số, chuyển đổi số tạo động lực đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đẩy nhanh quá trình tích hợp ứng dụng công nghệ chuỗi khối và các công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng lần thứ tư, như: Trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, Internet vạn vật,… đồng thời, thúc đẩy phát triển và ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ tích hợp ứng dụng công nghệ chuỗi khối.

Ngoài ra, phát triển các khu công nghệ thông tin tập trung, tạo không gian hình thành hệ sinh thái phát triển công nghiệp chuỗi khối và công nghiệp công nghệ số. Thúc đẩy xây dựng các trung tâm ươm tạo và thu hút đầu tư cho phát triển doanh nghiệp công nghệ số trong lĩnh vực chuỗi khối. Triển khai các giải pháp huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển doanh nghiệp và thương hiệu về chuỗi khối tại Việt Nam./.

Nguyên Khôi

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra