22 người chết, mất tích do bão lũ, sạt lở

Chủ nhật, 08/09/2024 18:00
(ThanhtraVietNam) - Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến 17h ngày 08/9/2024, đã có 22 người chết, mất tích, trong đó do bão là 9 người, sạt lở đất, lũ quét là 12 người, do lũ cuốn là 1 người.

14h00’ ngày 08/9 mở cửa xả đáy hồ thủy điện ở Hòa Bình, Tuyên Quang

14 người chết, 176 người bị thương do bão Yagi

01 người chết do bão tại Hải Phòng

Hà Nội: Thêm 01 người thiệt mạng do cây đổ trên đường Trần Duy Hưng

Thiệt hại sau bão lên tới 2.000 tỷ đồng - Thái Bình kêu gọi hỗ trợ

Gần 53.000 người ở vùng nguy hiểm được sơ tán đến nơi an toàn

Bão đổ bộ xuống Quảng Ninh, 3 người chết, 6 người và 1 tàu mất tích

Sơ tán hơn 37 nghìn người đến nơi an toàn tránh bão

Kiểm tra công tác ứng phó bão Yagi tại Thái Bình

Người dân tích trữ nhu yếu phẩm phòng bão

Kiểm tra công tác ứng phó bão Yagi tại tỉnh Nam Định

leftcenterrightdel

Tàu neo đậu ở Vân Đồn bị chìm do bão Yagi. Nguồn ảnh: https://danviet.vn/ 

Thiệt hại về người và tài sản

Cụ thể, số người chết là 21 người (Lào Cai: 06, Quảng Ninh: 04, Hải Phòng: 02, Hải Dương: 01, Hà Nội: 01, Hoà Bình: 04, Yên Bái: 01, Lạng Sơn: 01, Quân khu 3: 01). Có 1 người mất tích do lũ cuốn ở Bắc Giang.

Số người bị thương là 229 người (Quảng Ninh: 157, Hải Phòng: 40, Hải Dương: 05, Hà Nội: 04, Bắc Giang: 04, Lạng Sơn: 04, Lào Cai: 09, Cao Bằng: 01, Phú Thọ: 02, Hoà Bình: 01, Thanh Hóa: 02);

25 tàu thuyền các loại bị chìm tại nơi neo đậu ở Quảng Ninh;

Các địa phương: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội bị mất điện, mất liên lạc trên diện rộng;

Do thời gian lưu bão dài và duy trì cường độ gió bão, gió giật rất mạnh đã làm 8.017 nhà ở bị hư hỏng; 05 đoạn đường dây 500KV, 31 đường dây 220kV, 97 đường dây 110kV bị sự cố và nhiều cột điện hạ thế bị gãy đổ; nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng.

Rất nhiều biển hiệu quảng cáo, cột viễn thông bị gẫy đổ; cây xanh đô thị bị bật gốc, gẫy đổ la liệt trên các tuyến đường tại các tỉnh, TP Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội,…

Về nông nghiệp: 109.382 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại (tập trung tại Quảng Ninh 336ha; Hải Phòng 7.005ha; Nam Định: 300 ha; Thái Bình 29.000ha; Hà Nội 6.218ha; Hưng Yên 12.119ha; Hải Dương 18.500ha; Hà Nam 10.869ha; Bắc Giang 4.822ha; Yên Bái 533ha; Nghệ An 106ha; Vĩnh Phúc 6.000ha; Thái Nguyên 478ha; Tuyên Quang 156ha, ...);

17.921 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại (tập trung tại Hải Phòng 1.600 ha; Nam Định 2.500 ha; Thái Bình 3.345 ha; Hưng Yên 493ha; Hải Dương 2.900 ha; Hà Nam 432ha; Bắc Giang 259ha; Bắc Ninh 555ha; Thanh Hoá 173ha; Nghệ An 122ha; Vĩnh Phúc 456ha; ...);

6.902 ha cây ăn quả bị hư hại (tập trung tại Hải Phòng 2.200ha; Thái Bình 1.385ha, Hưng Yên 1.841ha, Hải Dương 600ha; Nghệ An 798ha, ...); trên 1.100 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi (chủ yếu ở Quảng Ninh).

leftcenterrightdel

Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu cũng bị thiệt hại nghiêm trọng. Trong ảnh là một tàu du lịch bị đắm bên cạnh cầu tàu. Nguồn ảnh: https://danviet.vn/ 

Mặc dù đã sớm nắm bắt diễn biến của bão và chỉ đạo từ sớm, từ xa từ khi bão hình thành phía Đông của Philipin và các địa phương đã vào cuộc sớm, quyết liệt và chủ động trong thông tin cảnh báo đến người dân về diễn biến của bão, cũng như công tác chuẩn bị ứng phó để giảm thiểu thiệt hai. Tuy nhiên đây là cơn bão rất mạnh, đổ bộ với thời gian lưu bão dài và duy trì cường độ gió bão, gió giật rất mạnh nên thiệt hại vẫn còn rất lớn nhất là tài sản.

Hiện nay bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và tan dần trên khu vực phía Tây Bắc Bộ, song hoàn lưu của bão còn tiếp tục gây mưa lớn đến hết ngày 9/9 cho các tỉnh Bắc Bộ, nhất là khu vực Tây Bắc với lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, cục bộ có nơi đến 400mm.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã gửi Công điện tới các tỉnh có liên quan để mở cửa xả đáy thứ 2 hồ thủy điện Hòa Bình và mở 01 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang vào hồi 14h00’ ngày 08/9/2024. Đến 20h00’ ngày 08/9/2024, tiếp tục mở cửa xả đáy thứ 2 hồ thủy điện Tuyên Quang. Đồng thời đề nghị các tỉnh vùng hạ du triển khai các phương án đảm bảo an toàn cho Nhân dân và giảm thiểu thiệt hại về vật chất.

Để sớm ổn định đời sống Nhân dân, khôi phục sản xuất, đồng thời triển khai ứng phó với mưa lớn sau bão, các bộ, ngành và địa phương cần tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Ban Chỉ đạo tiền phương.

Một số chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả:

Hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp: Thực hiện theo quy định tại Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Hỗ trợ thiệt hại về nhà: Thực hiện theo quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Trường hợp vượt quá khả năng về kinh phí khắc phục cơ sở hạ tầng, UBND các tỉnh, thành phố thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai và các quy định hiện hành, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định./.

K. Dung

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra