|
|
Ông Đào Trung Kiên, Tổng Biên tập Tạp chí Thanh tra, Thanh tra Chính phủ có nhiều chỉ đạo trong tuyên truyền pháp luật về Luật Tiếp cận thông tin trên Tạp chí. Ảnh: Huy Trần |
Những năm qua, Tạp chí đã triển khai thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến nội dung các quy định của Luật bằng nhiều hình thức; chỉ đạo cập nhật thường xuyên các quy định mới của pháp luật có hiệu lực, ảnh hưởng thiết thực đến đời sống toàn thể Nhân dân lên các ấn phẩm Tạp chí; cơ cấu chuyên mục cố định tìm hiểu pháp luật trên Tạp chí;
Lồng ghép tuyên truyền Luật Tiếp cận thông tin, Nghị định 13/2018/NĐCP và quy định pháp luật khác tại các hội nghị, cuộc họp cho toàn bộ cán bộ, viên chức và người lao động cơ quan. Chỉ đạo phòng chuyên môn tăng cường tuyên truyền các quy định pháp luật qua hoạt động tác nghiệp của phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên…
Đa dạng hình thức công khai thông tin
Về các thông tin được công khai: Tạp chí công khai và chỉ đạo các phòng chuyên môn tất cả các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), văn bản có giá trị áp dụng chung; thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của các phòng chuyên môn; thông tin liên quan đến lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng; thông tin về thuế, phí, lệ phí và các nội dung khác được quy định tại Điều 17 về thông tin phải được công khai của Luật Tiếp cận thông tin. Hình thức công khai được gửi qua phần mềm của Văn phòng điện tử vOffice tại địa chỉ http://dhtn.thanhtra.gov.vn. Theo thống kê, năm 2022 Tạp chí đã nhận 688 văn bản đến, và gửi 887 văn bản đi, từ năm 2023 đến nay nhận 352 văn bản đến, gửi 244 văn bản. Ước tính, trong 05 năm qua, Tạp chí đã thực hiện hàng nghìn văn bản đi và đến, được công khai trên phần mềm của Văn phòng điện tử vOffice. Trung bình, Tạp chí đã nhận khoảng 700 văn bản đến và 700 văn bản đi qua phần mềm vOffice, trong đó đa số là văn bản công khai. Cùng với đó các nội dung văn bản được gửi các phòng chuyên môn; đăng tải trên các nhóm nội bộ của Tạp chí hoặc thông qua các hoạt động truyên truyền, sinh hoạt Chi bộ, hội họp của đơn vị…
Về việc cung cấp thông tin theo yêu cầu, cung cấp thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện: Tạp chí thực hiện đúng theo các quy định của Luật Tiếp cận thông tin và Nghị định 13/2018/NĐCP. Việc cung cấp thông tin cho công dân khi có yêu cầu, chủ yếu liên quan đến công tác phối hợp tuyên truyền hoặc hướng dẫn công dân thực hiện các quy định pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo đến đúng các cục, vụ, đơn vị chức năng để giải quyết.
Về việc đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác tiếp cận thông tin: Lãnh đạo Tạp chí chỉ đạo Phòng Trị sự phối hợp với Phòng Phóng viên - Biên tập phối hợp tiếp nhận thông tin của công dân, bạn đọc và tham mưu trả lời, cung cấp thông tin theo quy định.
Bên cạnh đó, Tạp chí thiết lập và duy trì hộp thư bạn đọc để tiếp nhận phản ánh của công dân, bạn đọc qua hộp thư trực tiếp tại trụ sở đơn vị, qua hộp thư điện tử và qua đường dây nóng (thường trực lãnh đạo) để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp liên quan đến hoạt động của Tạp chí. Thông tin công khai về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Tạp chí cũng được công khai trên Cổng Thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ (Thanhtra.gov.vn), mọi cá nhân đều có thể truy cập để tìm hiểu thông tin cơ bản về Tạp chí. Đây là một trong những phương thức hữu hiệu để người dân được chủ động và dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thông tin.
Về việc bố trí cán bộ, nguồn nhân lực đảm bảo phục vụ công tác tiếp cận thông tin của cơ quan: Lãnh đạo Tạp chí tham gia các cuộc họp báo (định kỳ và đột xuất) do Thanh tra Chính phủ tổ chức, tham gia tham mưu nội dung liên quan để Thanh tra Chính phủ trả lời các cơ quan có thẩm quyền, cơ quan báo chí…
Về vận hành các ấn phẩm Tạp chí in và Tạp chí điện tử (ThanhtraVietNam.vn): Tạp chí đã có nhiều nỗ lực, cố gắng. Nhất là việc công khai, minh bạch, tuyên truyền trên Tạp chí điện tử. Từ ngày 16/03/2017, Tạp chí điện tử Thanh tra được khai trương và vận hành đã bắt kịp xu thế mới về báo chí điện tử, tăng cường phục vụ công tác tiếp cận thông tin của công dân, bạn đọc mọi lúc, mọi nơi và nhiều thiết bị.
Tinh thần Luật tiếp cận thông tin được lan tỏa qua hàng nghìn bài viết
Theo thống kê, từ năm 2017 đến tháng 7/2023, Tạp chí điện tử Thanh tra đăng tải khoảng trên 15.000 tin, bài (trung bình khoảng trên dưới 4.000 tin, bài/1 năm). Tạp chí in đăng tải khoảng 600 bài viết (12 số/1 năm, 60 số/05 năm). Trong đó, chuyên mục Tìm hiểu pháp luật và các tin, bài viết liên quan thực hiện tuyên truyền và giải đáp pháp luật phục vụ nhu cầu tiếp cận thông tin hữu ích của công dân, riêng về các vấn đề pháp luật ước tính hàng trăm bài viết.
Có thể điểm qua một số bài viết nổi bật tuyên truyền về: Luật Tiếp cận thông tin; Luật Thanh tra, Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng và các nghị định, thông tư liên quan tại các bài viết như: Về quyền tiếp cận thông tin trong hoạt động báo chí hiện nay (https://thanhtravietnam.vn/tin-trong-tuan/ve-quyen-tiep-can-thong-tin-trong-hoat-dong-bao-chi-hien-nay-200275.html); Những điểm nổi bật trong Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra (https://thanhtravietnam.vn/thanh-tra/nhung-diem-noi-bat-trong-nghi-dinh-quy-dinh-chi-tiet-mot-so-dieu-va-bien-phap-thi-hanh-luat-thanh-tra-203657.html); Một số điểm cơ bản của Luật Tiếp công dân năm 2013 (https://thanhtravietnam.vn/thuc-tien-va-chinh-sach/tiep-cong-dan-giai-quyet-khieu-nai-to-cao-cua-bo-nganh-dia-phuong/mot-so-diem-co-ban-cua-luat-tiep-cong-dan-nam-2013-200118.html); Nội dung cơ bản và một số điểm mới của Luật Khiếu nại năm 2011 (https://thanhtravietnam.vn/thuc-tien-va-chinh-sach/tiep-cong-dan-giai-quyet-khieu-nai-to-cao-cua-bo-nganh-dia-phuong/noi-dung-co-ban-va-mot-so-diem-moi-cua-luat-khieu-nai-nam-2011-200120.html); Hoàn thiện một số quy định của Luật Tố cáo năm 2018 (https://thanhtravietnam.vn/nghien-cuu-trao-doi/hoan-thien-mot-so-quy-dinh-cua-luat-to-cao-nam-2018-199571.html); Hoạt động công khai minh bạch gắn với quyền tiếp cận thông tin trong phòng, chống tham nhũng (https://thanhtravietnam.vn/nghien-cuu-trao-doi/hoat-dong-cong-khai-minh-bach-gan-voi-quyen-tiep-can-thong-tin-trong-phong-chong-tham-nhung-204564.html); Những tác động từ Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (https://thanhtravietnam.vn/tim-hieu-phap-luat/nhung-tac-dong-tu-luat-thuc-hien-dan-chu-o-co-so-204988.html); Quy định biểu mẫu sử dụng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân của Công an nhân dân (https://thanhtravietnam.vn/tim-hieu-phap-luat/quy-dinh-bieu-mau-su-dung-trong-hoat-dong-thanh-tra-giai-quyet-khieu-nai-to-cao-va-tiep-cong-dan-cua-cong-an-nhan-dan-203809.html); Minh bạch quản lý thu, chi tiền công đức cho di tích, hoạt động lễ hội (https://thanhtravietnam.vn/tim-hieu-phap-luat/minh-bach-quan-ly-thu-chi-tien-cong-duc-cho-di-tich-hoat-dong-le-hoi-203429.html); Quy trình giải quyết hưởng BHXH một lần áp dụng thí điểm xác thực qua chữ ký số (https://thanhtravietnam.vn/tim-hieu-phap-luat/quy-trinh-giai-quyet-huong-bhxh-mot-lan-ap-dung-thi-diem-xac-thuc-qua-chu-ky-so-203005.html); Cách tính lương, phụ cấp mới nhất từ ngày 1/7/2023 ( https://thanhtravietnam.vn/tim-hieu-phap-luat/cach-tinh-luong-phu-cap-moi-nhat-tu-ngay-1-7-2023-204917.html);...
Đáng chú ý, thực hiện Điều 2, Nghị định 13/2018/NĐCP, cùng với cơ chế đặt hàng của Bộ Thông tin và Truyền thông, chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, năm 2021, Tạp chí đã thực hiện Chuyên đề tuyên truyền về Dân tộc - Tôn giáo. Với hàng trăm bài viết lĩnh vực Dân tộc - Tôn giáo nội dung phù hợp, hình thức phong phú đã góp phần tích cực để tạo điều kiện thuận lợi để người dân khu vực biên giới, miền núi, vùng có điều kiện xã hội khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin…
Đồng thời, Tạp chí cũng liên kết trang với nhiều báo và tạp chí điện tử khác để đẩy mạnh cập nhật thông tin thường xuyên, đảm bảo yêu cầu tiếp cận thông tin của Nhân dân.
Mỗi bài viết có nhiều lượt đọc bằng cách lưu giữ, truyền tay nhau đối với ấn phẩm tạp chí in và mỗi bài viết có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn, chục nghìn lượt người đọc trên tạp chí điện tử. Như vậy, có tính lan tỏa, tuyên truyền công khai, rộng rãi…
Thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân
Theo đánh giá chung của lãnh đạo Tạp chí, 05 năm qua, việc đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của công dân được Tạp chí và các phòng quan tâm thực hiện; việc đăng tải, cung cấp thông tin được thực hiện thường xuyên, kịp thời, cơ bản đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin của các tổ chức và cá nhân. Từ khi triển khai thực hiện đến nay không có hành vi vi phạm pháp luật tiếp cận thông tin, không có các vụ việc khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến cung cấp, công khai thông tin, góp phần tạo điệu kiện của người dân tiếp cận pháp luật, tiếp cận thông tin, công khai, minh bạch các hoạt động của cơ quan nhà nước.
Mặt thuận lợi là việc triển khai thực hiện Luật Tiếp cận thông tin và Nghị định số 13/2018/NĐ-CP đã được Tạp chí quan tâm tổ chức, triển khai kịp thời và có hiệu quả, hệ thống kênh thông tin đã được Tạp chí xây dựng kịp thời tuyên truyền, nhất là trên Tạp chí điện tử, Tạp chí in; chỉ đạo thường xuyên bám sát thông tin công khai của Thanh tra Chính phủ qua Cổng thông tin điện tử để kịp thời, nhanh nhạy phổ biến thông tin được công khai tới người dân, thuận lợi trong tiếp cận tìm hiểu thông tin.
Là cơ quan báo chí thuộc Thanh tra Chính phủ, Tạp chí có điều kiện thuận lợi trong thực hiện khoản 3, Điều 13, Nghị định số 13/2018/NĐ-CP. Trong đó, phát huy chức năng giám sát xã hội của cơ quan báo chí đối với các cơ quan chức năng trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Sự quan tâm, có cơ chế đặt hàng của Bộ Thông tin và Truyền thông, chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, năm 2021, Tạp chí đã thực hiện Chuyên đề tuyên truyền về Dân tộc - Tôn giáo. Nội dung và hình thức phù hợp với Luật Tiếp cận thông tin và Nghị định số 13/2018/NĐ-CP…
Mặc dù vậy, việc phổ biến, tuyên truyền Luật Tiếp cận thông tin vẫn còn có khó khăn, vướng mắc như: Phạm vi thông tin được công khai, hình thức công khai thông tin cũng như quy trình, thủ tục tiếp nhận yêu cầu và cung cấp thông tin theo yêu cầu ở các cơ quan chưa được thực hiện thống nhất. Chưa kể, cán bộ được giao làm đầu mối cung cấp thông tin kiêm nhiệm, chưa được tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu về hoạt động cung cấp thông tin. Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của người dân còn chưa đồng đều nên khó khăn trong việc cập nhật, khai thác thông tin…
Kiến nghị giải pháp cần triển khai
Để tiếp tục triển khai Luật Tiếp cận thông tin một cách hiệu quả, thực chất, Tạp chí kiến nghị Thanh tra Chính phủ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các cục, vụ, đơn vị trực thuộc, trong đó có Tạp chí thực hiện nhiệm vụ về Luật Tiếp cận thông tin và Nghị định 13/2018/NĐCP trong phạm vi chức năng của cơ quan báo chí nói chung, và cơ quan báo chí của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra nói riêng. Qua đó, góp phần tích cực thực hiện trách nhiệm của Cơ quan ngang Bộ trong Luật Tiếp cận thông tin, Nghị định 13/2018/NĐCP và các văn bản chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
Về phạm vi quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông cần tiếp tục quan tâm, hướng dẫn, định hướng chương trình tuyên truyền, có cơ chế đặt hàng (nếu có chương trình phù hợp) để Tạp chí tiếp tục thực hiện tuyên truyền pháp luật về tiếp cận thông tin.
Đồng thời, Tạp chí tiếp tục phát huy tính chủ động, sáng tạo của cơ quan báo chí, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền Luật Tiếp cận thông tin và Nghị định 13/2018/NĐCP trên chuyên mục, chuyên đề hiện có phù hợp với tôn chỉ, mục đích; tăng cường đổi mới nội dung, hình thức và chất lượng để nâng cao hiệu quả trong tuyên truyền./.