Quảng Bình, tổ chức thực hiện hướng dẫn Thông tư số 02/2023/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ.

Thứ sáu, 07/06/2024 15:33
(ThanhtraVietNam) - Kể từ ngày 20/6/2024, về cơ cấu tổ chức, Thanh tra tỉnh Quảng Bình gồm có lãnh đạo Thanh tra tỉnh; 4 phòng chuyên môn, nghiệp vụ và tương đương.

Khởi tố con trai nguyên Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk về tội tham ô tài sản và rửa tiền

Chấn chỉnh kịp thời các tồn tại, sai phạm tại các lĩnh vực nhạy cảm

Hòa Bình: Đẩy mạnh thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong công tác tiếp công dân

Hà Tĩnh: Tập huấn nghiệp vụ công tác phòng, chống tham nhũng tại huyện Nghi Xuân

Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực có trọng tâm, trọng điểm

Khởi tố loạt vụ án làm giả báo cáo đánh giá tác động môi trường

Người đứng đầu có quyền tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới trong cơ quan của Đảng

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 12/2024/QĐ-UBND ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Quảng Bình, kèm theo đó là quy định cụ thể.

Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC); thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của UBND tỉnh; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTNTC theo quy định của pháp luật.  

Về nhiệm vụ và quyền hạn, Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 12/2024/QĐ-UBND nêu rõ: Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC, PCTNTC theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể.

Trong đó, quy định cụ thể về các nội dung trình UBND tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Giám đốc sở, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTNTC.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Quảng Bình quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Thanh tra tỉnh trong từng lĩnh vực, gồm: Thanh tra; tiếp công dân; giải quyết KNTC; PCTNTC.

leftcenterrightdel
Trụ sở Thanh tra tỉnh Quảng Bình. (Ảnh: Đức Chính) 

Mặt khác, Thanh tra tỉnh cũng có nhiệm vụ thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực phụ trách; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ được giao; tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTNTC; thực hiện công tác thông tin, tổng hợp, báo cáo theo quy định.  

Ngoài ra, Thanh tra tỉnh phối hợp với Giám đốc sở, Chủ tịch UBND cấp huyện trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái Chánh Thanh tra theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.

 Về cơ cấu tổ chức, Thanh tra tỉnh có lãnh đạo Thanh tra tỉnh và các tổ chức hành chính thuộc Thanh tra tỉnh. Cụ thể:

Lãnh đạo Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra và các Phó Chánh Thanh tra. Chánh Thanh tra tỉnh là Ủy viên UBND tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu, là người đứng đầu cơ quan Thanh tra tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, của Chánh Thanh tra tỉnh và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên UBND tỉnh theo Quy chế làm việc và phân công của UBND tỉnh.

Phó Chánh Thanh tra tỉnh là người giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ do Chánh Thanh tra tỉnh phân công, chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra tỉnh và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Các tổ chức hành chính thuộc Thanh tra tỉnh là Văn phòng và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC, PCTNTC và giám sát, thẩm định, xử lý sau thanh tra, gồm: Văn phòng; Phòng Thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo 1 (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 1); Phòng Thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo 2 (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 2); Phòng Thanh tra phòng, chống tham nhũng và Giám sát, thẩm định, xử lý sau thanh tra (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 3).  

Biên chế công chức của Thanh tra tỉnh được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và trong tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh đã được cấp có thẩm quyền giao.

Quyết định số 12/2024/QĐ-UBND có hiệu lực kể từ ngày 20/6/2024 và thay thế Quyết định số 02/2015/QĐ-UBND ngày 19/01/2015 của UBND tỉnh ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Quảng Bình.

Trước đó, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư số 02/2023/TT-TTCP ngày 22/12/2023 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

Như vậy, việc UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Quyết định số định số 12/2024/QĐ-UBND ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Quảng Bình là đã triển khai thực hiện kịp thời hành Thông tư số 02/2023/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ.

Qua đó, giúp cơ quan Thanh tra tỉnh có cơ sở để xây dựng và ban hành Quy chế làm việc; quy định thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức hành chính theo quy định của pháp luật. Đồng thời, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức và người lao động theo Đề án vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức và phẩm chất, trình độ, năng lực nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao./.

Minh Nguyệt

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra