Chính phủ thống nhất với đề xuất 4 nhóm chính sách phát triển báo chí

Thứ năm, 26/09/2024 08:00
(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024 của Chính phủ liên quan đến đề nghị xây dựng Luật Báo chí (sửa đổi).

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đối thoại giải quyết khiếu nại của công dân

Thanh tra trách nhiệm tại Sở Tài chính tỉnh Lào Cai

Quy định về kiểm soát quyền lực: Hoàn thiện thể chế, tăng cường phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc ở Bình Thuận

Nhiều sai phạm trong giải quyết hồ sơ sửa chữa nhà ở tại phường Tân Phú, quận 7

Đắk Nông: Xét xử hai vụ việc liên quan đến tham nhũng

Gelex dưới thời CEO Nguyễn Văn Tuấn: Từ thương vụ thâu tóm nghìn tỷ, cấu trúc holdings, đến ván cược tại Eximbank

Cơ bản thống nhất về sự cần thiết, mục tiêu xây dựng Luật Báo chí (sửa đổi), tại Nghị quyết số 148/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ.

Trong đó, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển hoạt động báo chí theo hướng bảo đảm điều kiện hoạt động, kinh phí, thu nhập cho các cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ, định hướng tuyên truyền; đổi mới hoạt động quản lý chặt chẽ, thông thoáng, đúng quy định pháp luật và phù hợp với quy hoạch.

leftcenterrightdel
 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024. (Ảnh: Nhật Bắc)

Đáng chú ý, tại Nghị quyết này, Chính phủ thống nhất với đề xuất của Bộ Thông tin và Truyền thông về 04 nhóm chính sách; đồng thời giao Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục nghiên cứu, rà soát các giải pháp của từng chính sách để bảo đảm phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của thực tiễn. Cụ thể:

Một là, tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động báo chí

Trong đó, chỉnh lý chính sách không cho phép tạp chí khoa học được mở văn phòng đại diện tại địa phương để bảo đảm tính chủ động của tạp chí và phù hợp với tôn chỉ, mục đích của tạp chí khoa học. Phạm vi thông tin của cơ quan báo chí cần phù hợp với tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ được giao.

Hai là, nâng cao chất lượng người làm báo, lãnh đạo cơ quan báo chí

Đối với chính sách này, cần có chính sách khuyến khích để nâng cao chất lượng người làm báo, lãnh đạo cơ quan báo chí tổ chức hoạt động hiệu quả.

Ba là, thúc đẩy phát triển kinh tế báo chí

Cần hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển kinh tế báo chí để hoạt động đúng quy định pháp luật. Đặc biệt, cân nhắc tên gọi “tập đoàn báo chí” để phù hợp với bản chất của báo chí cách mạng, tránh cách hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau. 

Bốn là, điều chỉnh hoạt động báo chí trên không gian mạng

Đây là chính sách rất quan trọng, cần hoàn thiện các giải pháp để vừa quản lý hiệu quả, vừa thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động báo chí. Mặt khác, có công cụ xử lý các hành vi vi phạm trên không gian mạng cũng như có hình thức khen thưởng và chế tài phù hợp, kịp thời, phòng ngừa các hành vi trục lợi không hợp pháp từ hoạt động báo chí.

Để thực hiện hiệu quả nội dung Nghị quyết về xây dựng Luật Báo chí (sửa đổi), Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật. Trong đó, đảm bảo có các nội dung được Bộ Tư pháp nêu tại Báo cáo thẩm định và các cơ quan báo chí nêu tại Phiên họp.

Bên cạnh đó, giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc bổ sung luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025./.

Hoàng Minh

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
 
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra