Hành động của Chính phủ về rủi ro quốc gia do hoạt động rửa tiền

Thứ hai, 07/10/2024 08:20
(ThanhtraVietNam) - Trước nguy cơ rửa tiền ở mức trung bình cao, Chính phủ đã xây dựng một kế hoạch thực hiện sau đánh giá rủi ro quốc gia giai đoạn 2018-2022 với hàng loạt hành động cụ thể. Nhóm các biện pháp liên quan đến thanh tra, kiểm tra, giám sát đã được giao cho Ngân hàng Nhà nước chủ trì thực hiện.

Giải pháp ngăn chặn lừa đảo trên không gian mạng của Bộ Công an

Vụ án Công ty Cây xanh Công Minh: Đang xác định thiệt hại để xử lý

Giai đoạn 2 vụ án "Chuyến bay giải cứu" - Đề nghị truy tố 17 người

Chỉ đạo công tác thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước

Thủ tướng nhấn mạnh 4 bài học kinh nghiệm tín dụng chính sách xã hội

Rủi ro được đánh giá ở mức trung bình cao

Theo Luật Phòng, chống rửa tiền (PCRT), rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm:


Khoản 1 Điều 324 Bộ luật Hình sự quy định về tội rửa tiền nêu rõ, người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;

b) Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;

c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;

d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.

Một là, hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự;

Hai là, trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;

Ba là, chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.

Lực lượng đặc nhiệm tài chính là tổ chức liên chính phủ, ban hành các chuẩn mực và thúc đẩy việc thực thi có hiệu quả các biện pháp pháp lý, quản lý và hành động nhằm chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và những hiểm họa có liên quan khác đe dọa sự toàn vẹn của hệ thống tài chính toàn cầu.

Tại Hội nghị toàn thể của Lực lực đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) diễn ra vào tháng 6/2023, FATF đã chính thức đưa Việt Nam vào Danh sách giám sát tăng cường và yêu cầu giải quyết các thiếu hụt chiến lược trong cơ chế PCRT.

Theo đó, Việt Nam phải cam kết thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia do FATF chỉ định gồm 17 hành động.

Báo cáo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền giai đoạn 2018-2022 do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp với các bộ ngành xây dựng khẳng định, Việt Nam có cam kết chính trị cấp cao của Đảng và Chính phủ trong việc chung tay cùng cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống tội phạm rửa tiền và được thể hiện qua: (1) Khuôn khổ pháp lý về PCRT tương đối đầy đủ, hoàn chỉnh; (2) Hoạt động tích cực, hiệu quả của Ban chỉ đạo quốc gia về PCRT (do một Phó Thủ tướng làm Trưởng ban và NHNN là cơ quan thường trực) trong thực hiện nhiệm vụ giúp Thủ tướng chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các bộ ngành; (3) Mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan của Chính phủ và khu vực tư và (4) Quan hệ hợp tác quốc tế trong PCRT.

Báo cáo này cũng đã xác định: “Căn cứ kết quả đánh giá, sau khi xem xét các nguy cơ do các tội phạm nguồn chính của tội rửa tiền tạo ra, xu hướng và kỹ thuật rửa tiền, nguy cơ rửa tiền ở Việt Nam được đánh giá ở mức TRUNG BÌNH CAO”.

leftcenterrightdel
Cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan bị khởi tố đối với hành vi “Rửa tiền” số tiền hơn 445 nghìn tỷ đồng, trong đó có hơn 415 nghìn tỷ đồng từ nguồn tiền phạm tội tham ô tài sản của Ngân hàng SCB và hơn 30 nghìn tỷ đồng từ nguồn tiền lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ảnh: VGP

7 nhóm biện pháp với 47 hành động cụ thể

Ngày 15/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 71 về Kế hoạch thực hiện sau đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền giai đoạn 2018-2022.

Ngoài việc đẩy mạnh triển khai 17 hành động theo cam kết của Chính phủ với FATF, một trong các mục tiêu khác của Kế hoạch này là tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát trên cơ sở rủi ro về rửa tiền đối với đối tượng báo cáo trong các lĩnh vực thuộc quản lý nhà nước của các bộ ngành; nâng cao tính tuân thủ của các đối tượng báo cáo, đặc biệt đối tượng hoạt động trong lĩnh vực có rủi ro rửa tiền cao, trung bình cao (ngân hàng, bất động sản) trong thực hiện các quy định pháp luật về PCRT.

Kế hoạch này liệt kê 47 hành động cụ thể được xếp vào 7 nhóm gồm:

(1) Nhóm các biện pháp liên quan đến khuôn khổ pháp luật, cơ chế, chính sách văn bản hướng dẫn: 19 hành động;

(2) Nhóm các biện pháp liên quan tăng cường hợp tác, phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: 6 hành động;

(3) Nhóm các biện pháp liên quan công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về PCRT: 2 hành động;

(4) Nhóm các biện pháp liên quan điều tra, truy tố, xét xử và thu hồi, tịch thu tài sản: 4 hành động;

(5) Nhóm các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và năng lực cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về rủi ro rửa tiền: 6 hành động;

(6) Nhóm các biện pháp liên quan đến nâng cao nhận thức, năng lực cho các đối tượng báo cáo về rủi ro rửa tiền: 7 hành động;

(7) Các biện pháp liên quan nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế: 3 hành động.

Trong đó, nhóm biện pháp liên quan đến khuôn khổ pháp luật, cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn, Thanh tra Chính phủ cùng Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, NHNN chủ trì đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật có liên quan đến thu hồi tài sản trong các quy định của pháp luật gồm: Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thi hành án dân sự và Luật PCRT.

Cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực thanh tra này cũng phải phối hợp với NHNN, các Bộ Tài chính, Xây dựng, Tư pháp nghiên cứu, xây dựng sổ tay hướng dẫn về thanh tra, kiểm tra, giám sát trên cơ sở rủi ro về phòng, chống rửa tiền đối với các tổ chức tài chính và tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan.

Đối với nhóm các biện pháp liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về PCRT, Chính phủ yêu cầu:

(1) NHNN, Bộ Xây dựng thường xuyên thực hiện thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro về PCRT đối với các ngành, lĩnh vực có rủi ro rửa tiền cao, trung bình cao.

(2) NHNN, các Bộ Xây dựng, Tài chính, Tư pháp, Thông tin và truyền thông thúc đẩy triển khai hiệu quả cơ chế giám sát sau thanh tra, kiểm tra về PCRT đối với các tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính để đảm bảo việc tuân thủ quy định pháp luật về PCRT./.

Ngô Tân

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra