Quá trình phát triển của pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay27/07/2022 14:47(ThanhtraVietNam) - Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 02/9/1945 Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong quá trình hoạt động của bộ máy nhà nước đã xuất hiện những hành vi vi phạm pháp luật của những người có chức vụ. Để xử lý những hành vi vi phạm đó, góp phần ổn định bộ máy nhà nước, đảm bảo hoạt động bình thường của cơ quan công quyền, các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng đã được Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành. Có thể khái quát quá trình phát triển của pháp luật phòng, chống tham nhũng ở nước ta từ năm 1945 đến nay thành 05 giai đoạn. Cụ thể như sau: Quan điểm phòng, chống tham nhũng trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng và những giải pháp thực hiện27/07/2022 09:20(ThanhtraVietNam) - Tham nhũng là một hiện tượng tồn tại tất yếu khách quan trong xã hội có phân chia giai cấp, có nhà nước. Bởi vì tham nhũng luôn luôn gắn với quyền lực nhà nước; một số người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước đã lợi dụng quyền lực nhà nước để tham nhũng, nhằm thu về những lợi ích cho bản thân mình, cho gia đình mình, hoặc cho người thân của mình. Tham nhũng là một hiện tượng xấu cho xã hội, nó gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế của đất nước. Nó làm suy thoái đạo đức, lối sống của không ít cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước. Tham nhũng còn làm cho bộ máy nhà nước hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, thậm chí làm mục ruỗng bộ máy nhà nước, đe dọa sự tồn vong của đất nước, của chế độ. Lai Châu xác minh tài sản người có nghĩa vụ kê khai thuộc 8 tổ chức26/07/2022 14:46(ThanhtraVietNam) – Mới đây, UBND tỉnh Lai Châu đã phê duyệt Kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2022 của người có nghĩa vụ kê khai tại 8 cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn. Trong đó, có Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng các công trình giao thông, Công ty Xổ số kiến thiết Lai Châu, Công ty Quản lý thủy nông Lai Châu. Điều kiện bảo đảm thực hiện vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập
14/07/2022 17:49(ThanhtraVietNam) - Vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập là việc các chủ thể xã hội tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập; theo dõi, phát hiện, phản ánh và kiến nghị về tình trạng tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn nhằm phòng, chống tham nhũng. Trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, tăng cường dân chủ xã hội chủ nghĩa và phòng ngừa tham nhũng thì vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập ngày càng có vị trí quan trọng và phát huy trong thực tiễn. Sự tham gia của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập chỉ có hiệu quả khi các điều kiện về cam kết chính trị, cơ sở pháp lý, nhận thức - tổ chức và trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền được bảo đảm. Bài viết sẽ tập trung phân tích các điều kiện bảo đảm thực hiện vai trò này của xã hội góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát tài sản nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở so sánh với kinh nghiệm quốc tế. Một vài suy nghĩ về việc đề xuất xây dựng Quy chế phối hợp trong công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra hằng năm của Bộ Khoa học và Công nghệ28/06/2022 17:54(ThanhtraVietNam) - Trong những năm qua, công tác xây dựng kế hoạch thanh tra đã có nhiều đổi mới, đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra gây khó khăn cho hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Để thực hiện nghiêm Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh, kiểm tra đối với doanh nghiệp (Chỉ thị số 20); Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc (Chỉ thị số 10); Chỉ thị số 769/CT-TTCP ngày 17/5/2019 của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với công chức, viên chức ngành Thanh tra; Công điện số 724/CĐ-TTg ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) đã thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng cơ chế phối hợp trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra chuyên ngành của các cơ quan thuộc Bộ KH&CN”. Làm tốt công tác chính trị tư tưởng, nắm bắt kịp thời diễn biến tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên
23/06/2022 16:18(ThanhtraVietNam) - Kiểm tra, giám sát đảng viên trong hành động và phát ngôn nhằm ngăn chặn đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; lãnh đạo, quản lý cán bộ, công chức, người lao động giữ nghiêm kỷ luật, chấp hành tốt nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, giữ mối quan hệ trong công tác... Đó là những nhiệm vụ đáng chú ý được xác định tại Đại hội điểm Chi bộ Phòng Tổng hợp nhiệm kỳ 2022 - 2025 trực thuộc Đảng bộ Ban Tiếp công dân Trung ương.
Đẩy mạnh giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra, tăng tỷ lệ thu hồi tiền và tài sản do vi phạm, tiêu cực, tham nhũng
22/06/2022 09:24(ThanhtraVietNam) - Tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng; tiến hành thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu các doanh nghiệp nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng (PCTN), nhất là công tác kê khai tài sản, xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Kết quả việc thực hiện kê khai và công khai tài sản, thu nhập năm 2021 tại Thanh tra tỉnh Cà Mau16/06/2022 11:17(ThanhtraVietNam) - Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau tại Kế hoạch số 155/KH-UBND ngày 08/11/2021 về việc thực hiện kê khai và công khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, Thanh tra tỉnh Cà Mau đã tiến hành kê khai, công khai tài sản, thu nhập năm 2021 đối với các cơ quan đơn vị thuộc thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập.
Quá trình phát triển của pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay
(ThanhtraVietNam) - Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 02/9/1945 Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong quá trình hoạt động của bộ máy nhà nước đã xuất hiện những hành vi vi phạm pháp luật của những người có chức vụ. Để xử lý những hành vi vi phạm đó, góp phần ổn định bộ máy nhà nước, đảm bảo hoạt động bình thường của cơ quan công quyền, các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng đã được Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành. Có thể khái quát quá trình phát triển của pháp luật phòng, chống tham nhũng ở nước ta từ năm 1945 đến nay thành 05 giai đoạn. Cụ thể như sau: