Lịch sử phát triển của pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở nước ta từ năm 1945 đến nay 17/06/2022 17:24(ThanhtraVietNam) - Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, vấn đề đấu tranh chống tệ tham ô, tham nhũng và các tệ nạn tiêu cực khác luôn là một nhiệm vụ quan trọng với mục tiêu nổi bật là làm trong sạch bộ máy nhà nước, thể hiện bản chất Nhà nước ta thực sự là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Pháp luật luôn là công cụ quan trong đấu tranh chống những biểu hiện cửa quyền, sách nhiễu, tham ô, hối lộ và loại trừ ra khỏi bộ máy những phần tử thoái hoá, biến chất, không xứng đáng với lòng tin của Nhân dân, sự tin cậy của Đảng và Nhà nước. Nghiên cứu các tư liệu lịch sử cho thấy, mặc dù không sử dụng thuật ngữ “tham nhũng” hay “tội tham nhũng” nhưng các Nhà nước Việt Nam thời kỳ phong kiến đều rất quan tâm đến vấn đề này. Hai bộ luật điển hình của thời kỳ này là Quốc Triều hình luật thời Lê và Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn đã có những quy định xử lý hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để mưu lợi cá nhân, gây thiệt hại cho Nhà nước, xã hội và công dân. Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo ở Việt Nam16/06/2022 16:44(ThanhtraVietNam) - Những năm gần đây, số vụ khiếu nại, tố cáo ở Việt Nam đang diễn biến phức tạp. Theo Báo cáo của Chính phủ, trong năm 2020 cả nước vẫn có tới 296.864 vụ việc, với 459.149 lượt công dân đến cơ quan hành chính nhà nước khiếu nại, tố cáo. Nội dung các vụ khiếu nại, tố cáo chủ yếu liên quan đến đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng (1). Thực tế, hầu hết các vụ khiếu nại, tố cáo được giải quyết đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, qua đó góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân vào bộ máy nhà nước, giúp ổn định tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo thời gian qua vẫn còn những hạn chế, bất cập; nhiều vụ việc chưa được giải quyết hợp lý, gây tâm lý bức xúc cho người dân; có vụ việc đã được giải quyết nhưng công dân vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo, thậm chí là khiếu nại đông người, vượt cấp, trở thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự… Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng13/06/2022 18:11(ThanhtraVietNam) - Bám sát các chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) được UBND tỉnh Kon Tum tiếp tục quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ trong 6 tháng đầu năm 2022. Qua đó, nhận thức của cán bộ, công chức và người dân đối với công tác đấu tranh PCTN ngày càng nâng lên, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh PCTN trên địa bàn tỉnh. Chuyển nhanh và mạnh từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro11/06/2022 05:01(ThanhtraVietNam) - Để đạt được các mục tiêu cụ thể trong cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025, cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp. Trong nhóm giải pháp hỗ trợ, đáng chú ý cần phải tăng cường, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra theo hướng: Chuyển nhanh và mạnh từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro; tập trung thanh tra chuyên đề, trọng tâm, trọng điểm những lĩnh vực, đối tượng, nội dung liên quan đến rủi ro lớn, nguy cơ mất an toàn cao. Điệp khúc “chưa” tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kon Plông07/06/2022 14:28(ThanhtraVietNam) - Chưa quan tâm tình hình biên chế; chưa phân loại đúng việc đánh giá, phân loại hàng năm; chưa xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ quản lý, giáo viên; hồ sơ cấp phát văn bằng chứng chỉ chưa đúng mẫu… là hàng loạt những tồn tại được Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Kon Tum chỉ ra tại Phòng GDĐT huyện Kon Plông và các đơn vị trực thuộc năm học 2021-2022. Triển khai thanh tra đúng kế hoạch, không chồng chéo
07/06/2022 09:38(ThanhtraVietNam) - Các cuộc thanh tra tại Hải Phòng không những kịp thời, đúng kế hoạch mà còn đảm bảo không chồng chéo, trong đó, tập trung vào những vấn đề đang được xã hội và nhân dân quan tâm, những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực06/06/2022 13:58(ThanhtraVietNam) - Trong những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã đạt nhiều kết quả tích cực. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; kịp thời chỉ đạo sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện quy định của Đảng và Nhà nước về công tác bảo vệ người tố cáo. Sôi nổi các hoạt động nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 01/06/2022 14:30(ThanhtravietNam) - Ngày Quốc tế Thiếu nhi 01/6 chính là một sự kiện đặc biệt trong năm dành cho trẻ em, ngày này gọi là Tết của thiếu nhi. Hòa chung không khí nhộn nhịp trong cả nước, được sự quan tâm của Đảng ủy (ĐU), Ban Giám hiệu (BGH), Chi Đoàn thanh niên Trường Cán bộ Thanh tra (CĐTN TCBTT) đã tổ chức chương trình “Vui Tết thiếu nhi 01/6/2022” cho các cháu thiếu niên, nhi đồng là con của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (CBCCVC và NLĐ).
Lịch sử phát triển của pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở nước ta từ năm 1945 đến nay
(ThanhtraVietNam) - Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, vấn đề đấu tranh chống tệ tham ô, tham nhũng và các tệ nạn tiêu cực khác luôn là một nhiệm vụ quan trọng với mục tiêu nổi bật là làm trong sạch bộ máy nhà nước, thể hiện bản chất Nhà nước ta thực sự là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Pháp luật luôn là công cụ quan trong đấu tranh chống những biểu hiện cửa quyền, sách nhiễu, tham ô, hối lộ và loại trừ ra khỏi bộ máy những phần tử thoái hoá, biến chất, không xứng đáng với lòng tin của Nhân dân, sự tin cậy của Đảng và Nhà nước. Nghiên cứu các tư liệu lịch sử cho thấy, mặc dù không sử dụng thuật ngữ “tham nhũng” hay “tội tham nhũng” nhưng các Nhà nước Việt Nam thời kỳ phong kiến đều rất quan tâm đến vấn đề này. Hai bộ luật điển hình của thời kỳ này là Quốc Triều hình luật thời Lê và Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn đã có những quy định xử lý hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để mưu lợi cá nhân, gây thiệt hại cho Nhà nước, xã hội và công dân.