Điều kiện bảo đảm thực hiện vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập
14/07/2022 17:49(ThanhtraVietNam) - Vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập là việc các chủ thể xã hội tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập; theo dõi, phát hiện, phản ánh và kiến nghị về tình trạng tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn nhằm phòng, chống tham nhũng. Trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, tăng cường dân chủ xã hội chủ nghĩa và phòng ngừa tham nhũng thì vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập ngày càng có vị trí quan trọng và phát huy trong thực tiễn. Sự tham gia của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập chỉ có hiệu quả khi các điều kiện về cam kết chính trị, cơ sở pháp lý, nhận thức - tổ chức và trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền được bảo đảm. Bài viết sẽ tập trung phân tích các điều kiện bảo đảm thực hiện vai trò này của xã hội góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát tài sản nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở so sánh với kinh nghiệm quốc tế. Một số vấn đề cần lưu ý trong công tác quản lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phán ánh13/07/2022 07:36(ThanhtraVietNam) - Đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến cơ quan Nhà nước là nguồn thông tin quan trọng phản ánh tình hình quản lý đất nước; là tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; là phản ứng của Nhân dân về những việc làm sai trái của một số cán bộ, công chức nhà nước trong việc chỉ đạo, điều hành, thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách Nhà nước. Qua đơn thư, Nhân dân góp ý với Đảng, Nhà nước những nội dung không còn phù hợp, để sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các văn bản pháp luật, các chế độ, chính sách nhằm xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Chấn chỉnh công tác quản lý nhiều lĩnh vực qua 4.257 cuộc thanh tra08/07/2022 22:39(ThanhtraVietNam) - Cùng với 77.770 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, trong 6 tháng đầu năm 2022, ngành Thanh tra cả nước đã triển khai 4.257 cuộc thanh tra hành chính. Qua thanh tra đã chấn chỉnh công tác quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên các lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách…và kiến nghị xử lý hành chính hàng nghìn tập thể, cá nhân vi phạm, chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý hàng chục đối tượng. Lịch sử phát triển của pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở nước ta từ năm 1945 đến nay 17/06/2022 17:24(ThanhtraVietNam) - Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, vấn đề đấu tranh chống tệ tham ô, tham nhũng và các tệ nạn tiêu cực khác luôn là một nhiệm vụ quan trọng với mục tiêu nổi bật là làm trong sạch bộ máy nhà nước, thể hiện bản chất Nhà nước ta thực sự là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Pháp luật luôn là công cụ quan trong đấu tranh chống những biểu hiện cửa quyền, sách nhiễu, tham ô, hối lộ và loại trừ ra khỏi bộ máy những phần tử thoái hoá, biến chất, không xứng đáng với lòng tin của Nhân dân, sự tin cậy của Đảng và Nhà nước. Nghiên cứu các tư liệu lịch sử cho thấy, mặc dù không sử dụng thuật ngữ “tham nhũng” hay “tội tham nhũng” nhưng các Nhà nước Việt Nam thời kỳ phong kiến đều rất quan tâm đến vấn đề này. Hai bộ luật điển hình của thời kỳ này là Quốc Triều hình luật thời Lê và Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn đã có những quy định xử lý hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để mưu lợi cá nhân, gây thiệt hại cho Nhà nước, xã hội và công dân. Tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng
17/06/2022 08:14(ThanhtraVietNam) - Ngành Tài chính tích cực tham gia, phối hợp với Thanh tra Chính phủ, các cơ quan liên quan xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng và tổ chức thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo ở Việt Nam16/06/2022 16:44(ThanhtraVietNam) - Những năm gần đây, số vụ khiếu nại, tố cáo ở Việt Nam đang diễn biến phức tạp. Theo Báo cáo của Chính phủ, trong năm 2020 cả nước vẫn có tới 296.864 vụ việc, với 459.149 lượt công dân đến cơ quan hành chính nhà nước khiếu nại, tố cáo. Nội dung các vụ khiếu nại, tố cáo chủ yếu liên quan đến đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng (1). Thực tế, hầu hết các vụ khiếu nại, tố cáo được giải quyết đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, qua đó góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân vào bộ máy nhà nước, giúp ổn định tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo thời gian qua vẫn còn những hạn chế, bất cập; nhiều vụ việc chưa được giải quyết hợp lý, gây tâm lý bức xúc cho người dân; có vụ việc đã được giải quyết nhưng công dân vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo, thậm chí là khiếu nại đông người, vượt cấp, trở thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự… Hoàn thiện, đổi mới cơ chế, chính sách pháp luật để thực hiện hiệu quả cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn ở doanh nghiệp nhà nước
10/06/2022 09:24(ThanhtraVietNam) - Giai đoạn 2016 - 2020, hệ thống các cơ chế, chính sách pháp luật phục vụ quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và có nhiều đổi mới nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, ngăn ngừa thất thoát vốn, tài sản nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán cổ phần và thu hút được các nhà đầu tư có tiềm năng. Tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ ở Việt Nam06/06/2022 13:43(ThanhtraVietNam) - Xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ là hiện tượng có thể quan sát được khá rõ trong nền công vụ Việt Nam những năm gần đây. Bên cạnh những hiện tượng xung đột lợi ích thông thường, mang tính chất phổ biến như bổ nhiệm người thân “đúng quy trình”, tặng quà theo “truyền thống văn hóa”, “lại quả”, “bồi dưỡng” thì sự tồn tại của các doanh nghiệp được gọi là "sân sau" đã không còn là mới. Đây là hình thức tinh vi giúp các quan chức trong bộ máy nhà nước trục lợi, thông qua việc nắm giữ cổ phần sở hữu được che giấu hoặc có quan hệ chi phối, tác động hỗ trợ để được chia lợi nhuận một cách thường xuyên từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp... Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật theo tinh thần văn kiện đại hội lần thứ XIII của Đảng27/05/2022 16:56(ThanhtraVietNam) - Không ngừng đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động lập pháp là chủ trương đúng đắn, xuyên suốt đã được đề ra trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng qua các kỳ đại hội ở nước ta. Mới đây, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục đề ra nhiệm vụ “xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững”(1), coi đó như là một trong những giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong tình hình mới. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến yêu cầu xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật theo tinh thần văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Hoàn thiện hệ thống pháp luật thanh tra chuyên ngành Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới19/05/2022 10:36(ThanhtraVietNam) - Một trong các mục tiêu, nhiệm vụ cốt yếu nhất của quản lý nhà nước là bảo đảm cho mọi hoạt động trong xã hội tuân thủ theo các quy định của pháp luật, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện được các quyền và nghĩa vụ của mình, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho xã hội phát triển. Để đáp ứng yêu cầu đó, hoạt động quản lý nhà nước được tổ chức theo cấp hành chính và theo ngành, lĩnh vực. Tương ứng với nó là hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Trong đó, thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra hướng đến nhiệm vụ kiểm soát việc chấp hành các quy định pháp luật chuyên ngành, các quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của mọi tổ chức, cá nhân - chủ thể chấp hành pháp luật chuyên ngành.
Điều kiện bảo đảm thực hiện vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập
(ThanhtraVietNam) - Vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập là việc các chủ thể xã hội tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập; theo dõi, phát hiện, phản ánh và kiến nghị về tình trạng tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn nhằm phòng, chống tham nhũng. Trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, tăng cường dân chủ xã hội chủ nghĩa và phòng ngừa tham nhũng thì vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập ngày càng có vị trí quan trọng và phát huy trong thực tiễn. Sự tham gia của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập chỉ có hiệu quả khi các điều kiện về cam kết chính trị, cơ sở pháp lý, nhận thức - tổ chức và trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền được bảo đảm. Bài viết sẽ tập trung phân tích các điều kiện bảo đảm thực hiện vai trò này của xã hội góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát tài sản nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở so sánh với kinh nghiệm quốc tế.