Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo ở Việt Nam16/06/2022 16:44(ThanhtraVietNam) - Những năm gần đây, số vụ khiếu nại, tố cáo ở Việt Nam đang diễn biến phức tạp. Theo Báo cáo của Chính phủ, trong năm 2020 cả nước vẫn có tới 296.864 vụ việc, với 459.149 lượt công dân đến cơ quan hành chính nhà nước khiếu nại, tố cáo. Nội dung các vụ khiếu nại, tố cáo chủ yếu liên quan đến đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng (1). Thực tế, hầu hết các vụ khiếu nại, tố cáo được giải quyết đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, qua đó góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân vào bộ máy nhà nước, giúp ổn định tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo thời gian qua vẫn còn những hạn chế, bất cập; nhiều vụ việc chưa được giải quyết hợp lý, gây tâm lý bức xúc cho người dân; có vụ việc đã được giải quyết nhưng công dân vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo, thậm chí là khiếu nại đông người, vượt cấp, trở thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự… Tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ ở Việt Nam06/06/2022 13:43(ThanhtraVietNam) - Xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ là hiện tượng có thể quan sát được khá rõ trong nền công vụ Việt Nam những năm gần đây. Bên cạnh những hiện tượng xung đột lợi ích thông thường, mang tính chất phổ biến như bổ nhiệm người thân “đúng quy trình”, tặng quà theo “truyền thống văn hóa”, “lại quả”, “bồi dưỡng” thì sự tồn tại của các doanh nghiệp được gọi là "sân sau" đã không còn là mới. Đây là hình thức tinh vi giúp các quan chức trong bộ máy nhà nước trục lợi, thông qua việc nắm giữ cổ phần sở hữu được che giấu hoặc có quan hệ chi phối, tác động hỗ trợ để được chia lợi nhuận một cách thường xuyên từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp... Khắc phục tồn tại trong quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp 01/06/2022 17:22(ThanhtraVietNam) Theo thông báo Kết luận thanh tra số 84/TB-TTCP của Thanh tra Chính phủ, thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo TKV rà soát và sớm điều chỉnh các cơ chế quản lý vốn, tài sản, hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế, theo cơ chế thị trường, đúng quy định của pháp luật, đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho Nhà nước và doanh nghiệp bởi còn quá nhiều công ty con bị thua lỗ, phải đưa vào diện giám sát đặc biệt về tài chính. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật theo tinh thần văn kiện đại hội lần thứ XIII của Đảng27/05/2022 16:56(ThanhtraVietNam) - Không ngừng đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động lập pháp là chủ trương đúng đắn, xuyên suốt đã được đề ra trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng qua các kỳ đại hội ở nước ta. Mới đây, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục đề ra nhiệm vụ “xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững”(1), coi đó như là một trong những giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong tình hình mới. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến yêu cầu xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật theo tinh thần văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Việt Nam cần tăng tỷ lệ người dân tham gia vào hệ thống BHXH04/05/2022 16:15(ThanhtraVietNam) - Phát biểu tại Tọa đàm tham vấn ý kiến quốc tế về nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) vừa diễn ra mới đây, ông Robert J.Palacios - Chuyên gia trưởng lĩnh vực an sinh xã hội (ASXH) khu vực Đông Á -Thái Bình Dương thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, việc sửa đổi Luật BHXH có ý nghĩa rất quan trọng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh hiện nay. Trong đó, Việt Nam cần tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm tăng tỷ lệ người dân tham gia vào hệ thống BHXH.
Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo ở Việt Nam
(ThanhtraVietNam) - Những năm gần đây, số vụ khiếu nại, tố cáo ở Việt Nam đang diễn biến phức tạp. Theo Báo cáo của Chính phủ, trong năm 2020 cả nước vẫn có tới 296.864 vụ việc, với 459.149 lượt công dân đến cơ quan hành chính nhà nước khiếu nại, tố cáo. Nội dung các vụ khiếu nại, tố cáo chủ yếu liên quan đến đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng (1). Thực tế, hầu hết các vụ khiếu nại, tố cáo được giải quyết đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, qua đó góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân vào bộ máy nhà nước, giúp ổn định tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo thời gian qua vẫn còn những hạn chế, bất cập; nhiều vụ việc chưa được giải quyết hợp lý, gây tâm lý bức xúc cho người dân; có vụ việc đã được giải quyết nhưng công dân vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo, thậm chí là khiếu nại đông người, vượt cấp, trở thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự…