Mua bán online, cơ hội và thách thức

Thứ tư, 08/05/2024 08:30
(ThanhtraVietNam) - Vừa qua, việc “Vua quạt” trên TikTok bị Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh xử phạt 40 triệu đồng, tịch thu hàng nghìn linh kiện nhập lậu đã gây xôn xao mạng xã hội.

Nghệ An: Còn diễn biến phức tạp về khiếu nại, tố cáo

Một số nội dung góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn quy trình tiếp công dân

Techcombank trích lập dự phòng 347 tỷ đồng cho trái phiếu

Đại học Hoa Sen phải tạm dừng tuyển sinh một số ngành sau khi mở không lâu

​Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế

Từ khi xảy ra đại dịch Covid-19 đến nay đã kéo theo hiện tượng nhiều người sử dụng mạng xã hội để mua - bán. Từ đó các hoạt động kinh doanh trên Facebook, Zalo, Instagram, TikTok… bùng nổ và nhiều “chiến thần livestream” xuất hiện. Thực tế không thể phủ nhận sự thuận tiện trong kết nối mạng xã hội, dù ở nông thôn hay thành thị, khi gia nhập vào thị trường kinh doanh qua mạng xã hội hàng hóa được luân chuyển đi muôn nơi. Dù ở bất cứ đâu chỉ cần có một chiếc điện thoại hay máy tính kết nối mạng xã hội bạn có thể mua bất kỳ sản phẩm nào mình có nhu cầu.

leftcenterrightdel
Tài khoản mạng xã hội Tiktok "Vua quạt" bị xử phạt 40 triệu đồng và bị tịch thu 2.500 linh kiện quạt điện nhập lậu. (Ảnh: Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh)

Đáng nói, lợi dụng việc mua - bán online người mua không được sờ tận tay, nhìn tận mắt sản phẩm khi “chốt đơn” người bán đã có hành vi gian dối về chất lượng sản phẩm, nên đã xảy ra nhiều tình hướng dở khóc, dở cười khi nhận sản phẩm. Chị Nga (quận Thanh Xuân, Hà Nội) nhận túi quần áo mình đặt mua thở dài “từ nay không bao giờ dám mua quần áo online, nhìn trên livestream thì long lanh, nhận hàng chả khác gì đám giẻ lau, thôi coi như trả học phí ngu”…

Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng “hiền” thế, nhiều cơ sở làm ăn gian dối đã bị khách hàng “bóc phốt” và bị cơ quan chức năng xử phạt. Từ đó gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với các cá nhân kinh doanh, buôn bán, nhất là bán hàng trên môi trường mạng xã hội phải nhìn lại mình, xác định kinh doanh lâu bền phải thực sự làm ăn đúng pháp luật. Chị Minh Lân (quận Cầu Giấy, HàNội) vui vẻ chia sẻ: “Nhà tôi trong ngõ không có mặt bằng thuận tiện cho việc mở cửa hàng, đi thuê thì lại phải gồng gánh tiền thuê nhà, điện nước, nhân công… hàng tháng rất áp lực nên tôi đã lựa chọn bán hàng online, đến nay sang năm thứ 6 và sẽ còn gắn bó với công việc này lâu dài. Ngay từ khi bắt đầu công việc tôi xác định phải “làm thật ăn thật” nên đã lựa chọn các sản phẩm uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để kinh doanh, uy tín xây dựng không gì bằng từ chất lượng sản phẩm”. Còn chị Hạnh Nguyễn bán hàng ăn chay online chỉ trả lời giản dị “hàng ăn thì cần sạch sẽ, thực phẩm đảm bảo, nhà tôi ăn như nào tôi làm bán cho khách như vậy” và thật dễ hiểu khi mới tham gia vào mạng lưới kinh doanh online chưa được 2 năm nhưng khách hàng ngày càng nhiều người biết đến thương hiệu bếp nhà chị…

Mạng xã hội mang lại cơ hội bán hàng, làm giàu cho rất nhiều người nhưng cũng là con dao hai lưỡi khi để lòng tham nổi lên, khi đó rất dễ nảy sinh làm ăn gian dối, vi phạm pháp luật. Kinh doanh để đi được đường dài các “chiến thần online” cần xác định kinh doanh chân chính, tuân thủ đúng quy định pháp luật./.

Trang Anh

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra